Sự kiện thêm 2 nhà đầu tư (NĐT) bị phạt tổng cộng 160 triệu vì hành vi thao túng giá chứng chỉ quỹ (CCQ) VF1 được coi là một sự kiện nóng của tuần qua. Tuy nhiên, ngoài thông tin 2 NĐT này bị phạt và thông tin thao túng nhưng bị lỗ gần 1 tỉ đồng, các NĐT không được cung cấp thêm các thông tin khác để có thể nắm rõ bản chất của sự việc. Theo những thông tin chính thức từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) thì ông Huỳnh Thanh Minh (địa chỉ tại 3/33 tổ 148, P.Tân Quý, Q.Tân Phú, TP.HCM) và ông Bùi Quang Thành (địa chỉ tại 270/60 Phan Đình Phùng, phường 1, quận Phú Nhuận, TP.HCM) đều bị xử phạt với 2 hành vi giống nhau: thông đồng trong giao dịch chứng chỉ quỹ VF1 nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; cấu kết với nhau liên tục mua, bán chứng chỉ quỹ VF1 để thao túng giá chứng khoán. Cùng hành vi nhưng ông Thành bị phạt 50 triệu đồng/hành vi, ông Minh chỉ bị phạt 30 triệu đồng/hành vi.Một chuyên gia chứng khoán hàng đầu nhận xét: “Các vụ xử phạt về thao túng giá chứng khoán tại Việt Nam còn quá mới. Vì thế, việc công khai chi tiết các tình tiết của những vụ thao túng giá đã diễn ra như thế nào là vô cùng cần thiết cho các NĐT khác trên thị trường. Điều này cũng thể hiện tính công khai và minh bạch của TTCK”.Theo những thông tin mà chúng tôi thu thập được, ông Thành mở tài khoản (TK) tại Công ty chứng khoán (CTCK) Sài Gòn, ông Minh mở TK tại CTCK Thăng Long nhưng ông Minh ủy quyền cho ông Thành giao dịch. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, về bản chất, giao dịch này chỉ có một người là ông Thành thực hiện, ông Minh chỉ là người đứng tên hộ. Đây là việc giao dịch bằng 2 tài khoản mà không vi phạm quy định một NĐT không được mở 2 TK. Một số nguồn tin cho rằng số tiền phạt 160 triệu đồng thực chất sẽ do ông Thành trả, còn ông Minh chỉ là người đứng ra nộp tiền trên danh nghĩa. Nhìn từ nội dung bị phạt, ông Thành là người đã thực hiện hành vi: tạo cung cầu giả tạo và cấu kết, liên tục mua bán VF1 để thao túng giá. Thế nhưng, khá hài hước là tuy thao túng giá nhưng tổng số lỗ của ông Thành và ông Minh (người đứng tên giúp ông Thành) lại lên tới gần 1 tỉ đồng; hành vi thao túng giá lại chọn đúng vào VF1 – một loại chứng khoán mà theo đánh giá của hầu hết các chuyên gia hàng đầu về TTCK – là gần như không thể thực hiện được. Tổng giám đốc (TGĐ) một CTCK tại Hà Nội nhận xét: “Nếu là một NĐT sành sỏi thì họ sẽ chọn việc thao túng các loại chứng khoán có khối lượng giao dịch thường xuyên trên thị trường thấp, sẽ không có ai chọn VF1 để thao túng vì quy mô giao dịch của loại chứng khoán này quá lớn. Một NĐT cá nhân thì gần như không có “cửa” để thao túng giá nhằm trục lợi”. Khi thực hiện bài viết này, chúng tôi đã tìm cách tiếp cận NĐT Bùi Quang Thành và Huỳnh Thanh Minh nhưng không thành công. Một người thân cận với ông Thành cho biết: “Anh Thành đang rất buồn và không muốn tiếp chuyện ai về việc đó, nhất là đối với nhà báo thì lại càng không”. Một nguồn tin riêng cho biết, lý do đằng sau hành vi được gọi là “tạo cung cầu giả tạo” và “thao túng giá chứng khoán” là vào thời điểm cuối tháng 5.2007, các đối tác ngân hàng của CTCK Sài Gòn không cho cầm cố CCQ VF1 để vay tiền trong khi tại CTCK Thăng Long thì vẫn được cầm cố. Vì vậy để có thêm tiền đầu tư, NĐT Thành đã thực hiện một cuộc mua bán “giả” với NĐT Minh (người đứng tên cho ông Thành) để chuyển số CCQ VF1 từ TK ở CTCK Sài Gòn sang TK ở CTCK Thăng Long để được cầm cố, vay thêm tiền tiếp tục đầu tư chứng khoán. Nguồn tin này bình luận: “Nói là tạo cung cầu giả tạo cũng đúng vì thực chất là mua, bán cũng chỉ có một người; nhưng nói thao túng giá chứng khoán thì có cái gì đó có vẻ ngộ nghĩnh vì thao túng gì mà bị lỗ chỏng gọng đến vậy?”. Theo TN

Sau vài ngày chợt ấm lên, thị trường OTC tuần qua rơi vào thế cầm chừng khi tình hình giao dịch trên hai sàn tập trung chưa khả quan hơn. Mặt bằng giá cổ phiếu chưa niêm yết, đặc biệt là nhóm ngân hàng, lại đi xuống.

Thị trường OTC không còn là nơi dễ kiếm tiền như trước. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Thị trường OTC không còn là nơi dễ kiếm tiền như trước. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.

Những mã được xem là đi đầu trong phong trào lội ngược dòng nay lại mất điểm nhiều nhất. Cổ phiếu Ngân hàng Quân đội (MB) trước ngày 17/7 (ngày chốt quyền mua thêm với tỷ lệ 45% và chia tách mệnh giá từ 1 triệu đồng xuống 10.000 đồng/cổ phiếu), giá tăng như vũ bão, từ 6,3 triệu đồng lên trên 7 triệu đồng và có lúc vượt qua ngưỡng 8 triệu đồng.Tuy nhiên, thị trường bắt đầu có xu hướng quay đầu khi có thông tin MB xin hoãn tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt 6 tháng đầu năm để thay bằng kế hoạch trả cổ tức bằng cổ phiếu vào cuối năm. Sát ngày chốt quyền, MB chỉ giao dịch cầm chừng ở mức 7-7,2 triệu đồng. Đến 20/7, giới đầu tư chỉ chào mua, bán với giá dưới 60.000 đồng (mệnh giá mới là 10.000 đồng/cổ phiếu).Eximbank được xem là cổ phiếu đầy triển vọng khi ngân hàng này đang trong quá trình đàm phán bán cho đối tác chiến lược. Song mã này đã rớt từ đỉnh cao 7,9 triệu đồng/cổ phiếu hôm 13/7 xuống 7-7,3 triệu đồng/cổ phiếu vào ngày 20/7.Nhiều mã khác như VIBBank, VPBank, An Bình, Phương Nam, Habubank, Đông Á… cũng chững lại hoặc giảm nhẹ một hai giá so với trước.Bảng giá cổ phiếu ngân hàng ngày 20/7 

(Bảng giá chỉ có tính tham khảo. Nguồn: SSI, Vietstock)

(*): Các mức giá trên đây quy về mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu

Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoài quốc doanh VPBank, thị trường OTC tuần qua có những biến động giá không tưởng và bắt đầu có sự nghi ngại về tính thanh khoản của các cổ phiếu chưa niêm yết. Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu ngân hàng có tính thanh khoản cao trong tuần qua lại giảm giá nhiều nhất, trong khi nhóm ít thanh khoản hơn lại đứng giá hoặc đi lên. Các cổ phiếu ngoài nhóm ngân hàng tài chính cũng đang vận động theo xu hướng này.  

Thị trường chứng khoán đã và đang tiếp tục điều chỉnh sâu. Cho dù đến phiên giao dịch thứ Tư, ngày 18/4, VN-Index đã đạt trở lại cột mốc tâm lý 1.000 điểm, những chuyển động hiện tại của thị trường cho thấy hai yếu tố sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trong vài tuần tới là: sự thay đổi phương thức khớp lệnh và tâm lý “nghỉ ngơi”.Chưa biết, tốt hơn hết là… nhìn!Không phải ngẫu nhiên các nhà đầu tư lại đổ xô đến Nhà hát lớn Hà Nội và dinh Thống Nhất Tp.HCM để được nghe thuyết trình về khớp lệnh liên tục từ đầu tháng 5/2007.Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HoSTC) nói rằng với khớp lệnh liên tục, lệnh nhà đầu tư đưa vào sẽ được khớp ngay. Ở đây, nó thiếu hẳn một vế. Lệnh chỉ được khớp ngay nếu người bán hoặc mua cùng đưa vào một lệnh ở mức giá tương ứng. Giả sử giá đặt bán cao, giá đặt mua thấp thì lệnh sẽ cứ nằm đó cho đến hết giờ và không khớp được.Những trường hợp thế này vẫn thường xuyên xảy ra trên sàn Hà Nội, nơi ngay từ đầu đã thực hiện khớp lệnh liên tục. Hơn nữa, khi lệnh được khớp, HoSTC sẽ báo ngay kết quả về cho các công ty chứng khoán. Vấn đề là liệu các công ty chứng khoán có kịp báo ngay cho khách hàng. Ngoài ra trong khoảng một giờ khớp lệnh liên tục (từ 9-10 giờ sáng/ngày), giá sẽ “nhảy” liên tục. Nếu lệnh đặt mua bán của nhà đầu tư không khớp với giá đang giao dịch, có thể quá cao hoặc quá thấp, liệu nhà đầu tư có được hủy lệnh cũ, đặt lệnh mới không?Giả sử giá cổ phiếu A đang khớp ở mức 100.000 đồng, nhưng nhà đầu tư X chỉ đặt mua ở giá 95.000 đồng, ông có thể hủy lệnh đầu, đặt lệnh mới giá 100.000 đồng để mua được không? Ngay cả khi ông có thể làm như vậy, việc nhận lệnh, chuyển lệnh vào sàn của nhân viên môi giới cũng phải thật nhanh chóng, chính xác. Với hàng trăm, hàng ngàn nhà đầu tư như vậy, công ty chứng khoán sẽ vô cùng vất vả. Họ có xoay xở kịp?Cho đến nay sàn Hà Nội đành phải áp dụng biện pháp dù khớp lệnh liên tục, nhưng cuối ngày (tức 11 giờ) mới thông báo kết quả giao dịch về các công ty chứng khoán và khi đó khách hàng mới biết lệnh của mình có khớp không. Chỉ có những khách hàng VIP, thường là các tổ chức, khi giao dịch ở sàn Hà Nội, mới có thể nhờ nhân viên môi giới gọi điện vào nhân viên nhận lệnh của họ trong sàn để biết kết quả khớp lệnh sớm hơn.Có khả năng khi khâu thông báo kết quả khớp lệnh liên tục từ sàn ra công ty chứng khoán, đến khách hàng không xuôi chảy, lệnh đặt mua bán sẽ dồn vào phiên một và phiên ba (vẫn khớp lệnh định kỳ). Tình trạng quá tải có thể lặp lại cho dù lượng khách hàng ở các công ty chứng khoán hiện giảm hơn so với cách đây 2-3 tháng.
Chính vì chưa giải đáp được thắc mắc này, một số không nhỏ nhà đầu tư đang ở trong tình trạng chờ xem khớp lệnh thay đổi thế nào rồi tính. Tâm lý chờ đợi đã khiến họ buông lơi chứng khoán. Những người có ít cổ phiếu thì bán đi giữ tiền mặt cho an tâm, người chưa có chứng khoán thì chờ. Đó là chưa kể giá vàng đang lên, đồng Việt Nam cũng đang lên giá. Cơ hội giữ tiền đồng hay chuyển sang vàng xem ra hấp dẫn hơn.
“Nóng” khả năng hấp thụ hàngChưa có một ghi nhận đáng chú ý nào cho thấy các quỹ đầu tư trung, dài hạn đang quay trở lại thị trường dù giá một số cổ phiếu đã rớt 30-40% so với mức giá cao nhất của chính nó. Giá một số cổ phiếu thậm chí đã trở về thời kỳ VN-Index dao động trong khoảng 700-800 điểm. Tuy nhiên phần lớn cổ phiếu blue-chips giá vẫn còn cao so với mức giá cuối năm 2006.Dragon Capital, tập đoàn tài chính nước ngoài đang nắm giữ số lượng chứng khoán niêm yết lớn nhất, sau khi bán ra cổ phiếu TDH và một khối lượng nhỏ GMD, đã không bán thêm cổ phiếu nào. Nhưng họ vẫn chưa có ý định mua thêm để giải ngân vốn. Chỉ số P/E bình quân của cổ phiếu blue-chips Việt Nam vẫn còn cao, cao hơn 2-2,5 lần các nước khu vực.Tuần trước một số quỹ đầu tư nước ngoài đã tăng lượng cổ phiếu mua vào, nhưng đấy phần lớn là những gương mặt đầu cơ và lượng cổ phiếu họ mua, do đó, có thể được giải ngân ngay bất cứ lúc nào. Điều này không tạo một chiều hướng ổn định cho thị trường.Trong khi đó những cổ phiếu trên sàn vốn được nước ngoài ưa chuộng như BMP, GMD, SAM, FPT, PPC, VSH, CII… sau một thời gian “cầm cự”, đã bắt đầu rớt giá khá mạnh. Giá cổ phiếu PPC ngày 17/4 đã thấp hơn giá đấu giá bình quân của đợt vừa qua. Nếu giá PPC tiếp tục xuống dốc, khả năng các nhà đầu tư đã trúng thầu sẽ bỏ tiền cọc, là rất lớn.Gần đây nhất, 90% số cổ phiếu trúng thầu của Công ty Dây và Cáp điện Cadivi đã bị nhà đầu tư bỏ cọc và Cadivi buộc phải tổ chức đấu giá lần hai. Hiện giá chứng chỉ quỹ VF1 cũng đã thấp hơn giá phát hành cho đợt huy động tăng vốn mới. Khả năng VF1 phải điều chỉnh giá phát hành như đã từng xảy ra hồi tháng 7 – 8/2006 là không thể không tính đến.Giống như mọi năm, tháng 5-6 là thời điểm thị trường “nghỉ ngơi” sau một thời gian chạy tốc lực đạt những đỉnh mốc. Chưa thể biết liệu thị trường năm nay có nghỉ “dưỡng sức” dài hạn 3-4 tháng như năm ngoái, nhưng đã ló rạng quy mô của thị trường trong bốn tháng tới sẽ gia tăng ít nhất gấp hai lần với hàng loạt đại gia IPO và lên sàn.Vấn đề nóng bây giờ không còn là giá cổ phiếu, mà là khả năng hấp thụ hàng hóa mới của nhà đầu tư đến đâu!TBKTSG 

Thị trường chứng khoán đã sụt giảm như thế nào?

Khi TTCK bắt đầu được chuyển giao vai trò điều hành cho những NĐT cá nhân thì cũng chính là lúc giá cổ phiếu bắt đầu có những đợt lên xuống thất thường. Những nhà đầu cơ có kinh nghiệm nắm được tâm lý đám đông và bán ra cổ phiếu tại những mức giá đỉnh. Thậm chí, nhiều NĐT còn sẵn sàng “lướt sóng” trong chu kỳ cực ngắn T+1 hoặc T+3: Cổ phiếu được bán ra ngay 3 ngày sau khi về tài khoản.

Yếu tố đầu cơ ngắn hạn khiến thị trường liên tục có những chu kỳ tăng mạnh sau đó lại sụt giảm. Tại thời điểm thị trường đạt mức cực thịnh, liên tục có những ý kiến cho rằng nguy cơ “nổ bong bóng” rất cao nhưng đều không được để ý do tâm lý quá hưng phấn của NĐT.
Tuy nhiên, không một doanh nghiệp nào có thể tạo ra lợi nhuận đến hàng chục phần trăm chỉ trong vài ba tháng. Chỉ số P/E – yếu tố thể hiện mối tương quan giữa giá cổ phiếu và lợi nhuận thu được từ mỗi cổ phiếu – lên đến hàng chục lần. Giá trị hợp lý của cổ phiếu khi được xác định cũng chính là lúc thị trường phải điều chỉnh giảm.

Trong hơn 1 tháng gần đây, đặc biệt là trong tuần từ 9-13.4, NĐT cá nhân phải chịu một sức ép tâm lý hết sức nặng nề khi chỉ số VN-Index đi xuống trong biên độ hẹp nhưng hầu hết cổ phiếu lại giảm giá mạnh. Do thiếu kinh nghiệm, NĐT mới không nắm được bản chất cấu thành chỉ số giá và thực tế, VN-Index đã “đánh lừa” khi được giảm mức độ bằng một số cổ phiếu lớn tăng giá. Chính sự ức chế kéo dài một tuần lễ đã tạo nên sự đổ vỡ trong hai phiên ngày 16-17.4: Hàng loạt cổ phiếu, bất kể tốt xấu đều được bán sàn ồ ạt và kết quả là VN-Index giảm đột biến.

Diễn biến bất ngờ trong phiên ngày 18.4 với việc VN-Index tăng mạnh trở lại do nguyên nhân cơ bản là một số cổ phiếu đã giảm giá đủ lớn, đạt mức mà các NĐT chuyên nghiệp chấp nhận. Sức cầu tăng ở những CP này đã giúp VN-Index phục hồi khoảng 14 điểm trong phiên mở cửa.

Tuy nhiên, một lần nữa yếu tố tâm lý lại chi phối thị trường khi quay ngoắt sang thái cực hưng phấn: Hàng loạt NĐT huỷ lệnh bán và quay sang đặt lệnh mua. Kết quả là cổ phiếu lại ồ ạt tăng trần, kể cả những cổ phiếu mà doanh nghiệp phát hành làm ăn thua lỗ nặng. Liệu thị trường đã đến thời điểm phục hồi? (LĐ 19/4)


“Chơi” thế nào là khôn ngoan?

Cơ hội nào cho các nhà đầu tư mới tham gia thị trường, khi nào thị trường mới khởi sắc trở lại, chơi thế nào khi thị trường cứ “lình xình”… là những câu hỏi được nhiều nhà đầu tư đưa ra nhất tại buổi sinh hoạt thường niên của câu lạc bộ các NĐT (CSI) diễn ra mới đây.

Theo tổng kết của ban chuyên môn CSI, trong 1 tháng qua, VN – Index trên Trung tâm giao dịch chứng khoán TP HCM sau khi đạt mức kỷ lục đã bắt đầu tụt dốc, giảm 145 điểm, tương đương với 12,5%.

Ai cũng nghĩ mình “chạy trước”

Thị trường giảm nhiệt do nhiều yếu tố. Thứ nhất, các thông tin tốt về cổ phiếu niêm yết đều đã được công bố hoặc đưa ra qua các đường thông tin khác nhau đã đến tai các nhà đầu tư và mọi người đã mua bán theo thông tin này từ trước khi nó được chính thức xác nhận. Thứ hai, các nhà đầu tư trong và ngoài nước bán cổ phiếu ra để thu lãi. Đặc biệt, các quỹ nước ngoài tăng cường bán ra để kết thúc năm tài chính của họ (thường kết thúc vào cuối tháng 31/3), khẳng định lợi nhuận với các nhà đầu tư. Rút kinh nghiệm của những năm trước, năm nay các nhà đầu tư đã đi trước một bước, ai cũng nghĩ mình đi trước người khác, đấy là lý do khiến VN – Index không đi xuống vào cuối tháng 4 theo thường lệ mà đi xuống vào nửa cuối tháng 3. Thứ ba, các cảnh báo mạnh mẽ của cả UBCK và các Cty chứng khoán, các quỹ về TTCK VN đã có tác động nhất định tới tâm lý của nhà đầu tư.

Trong thời gian qua màu đỏ là màu chủ đạo và nhiều phiên chỉ có lác đác 1,2 màu xanh trên bảng giao dịch điện tử. Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch cũng giảm ở mức kỷ lục.

Tuy nhiên, một điểm đặc biệt của thị trường năm nay là khối lượng dư mua và dư bán ở thế giằng co. Lượng dư mua và dư bán đều tăng. Nghĩa là người bán không muốn bán dưới giá tham chiếu và người mua không muốn mua trên giá tham chiếu. Nếu ở thời điểm thị trường sốt nóng và sốt lạnh thì chỉ thấy một phía hoặc dư bán hoặc dư mua.

P/E của nhiều cổ phiếu, đặc biệt là các cổ phiếu penny stock đã quay trở lại mức tạm gọi là “chấp nhận” được.

Thời gian vừa qua cũng vào mùa đại hội của cổ đông. Đặc điểm của đại hội cổ đông là tăng vốn. Trong thời gian vừa qua cũng có các thông tin rằng các Cty lớn sẽ tiến hành IPO, thu hút một lượng vốn lớn trên thị trường. Các nhà đầu tư đã từng chứng kiến cổ phiếu Nhiệt điện Phả Lại, Sacombank, Vinamilk lên sàn với mức vốn được đánh giá là lớn, nhưng vẫn không ăn thua gì so với một số Cty sắp tiến hành IPO như Cty Phân đạm và Hoá chất dầu khí, có vốn điều lệ 3.800 tỷ đồng, đấu giá 128.626.600 cổ phiếu
Theo nhận định của ông Nguyễn Tiến Trung – Ban chuyên môn CSI, đây là khoảng thời gian các nhà đầu tư mua bán rất cầm chừng, còn các quỹ đầu tư nước ngoài đang ở trong tình trạng “thập diện mai phục”. Hơn nữa, tâm lý của các nhà đầu tư trong nước đã vững vàng hơn nhiều, không còn tình trạng tranh mua, tranh bán như đợt giảm nhiệt cùng kỳ năm 2006. VN – Index đi xuống là cơ hội cho các nhà đầu tư mới tham gia thị trường mua cổ phiếu. Lý giải cho điều này, ông Trung cho rằng, khi thị trường bắt đầu đi xuống, nhà đầu tư nếu cảm thấy không thể “chịu nhiệt” được thì nên bán sớm, nếu không sẽ tạo nên tâm lý bi quan. Tuy nhiên, khi thị trường có nhiều người cùng “tâm trạng” và quyết định “bán tháo” cổ phiếu, khi đó nhà đầu tư khôn ngoan là người lại bắt đầu mua vào.

Cẩn trọng với mốt phát hành thêm và chia cổ phiếu thưởng

Nhiều kế hoạch kinh doanh triển vọng được thông qua các đại hội cổ đông. Kết quả kinh doanh cực kỳ ấn tượng của các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán đã khiến cổ phiếu của các Cty này tăng giá liên tục và được săn lùng cả trên thị trường niêm yết lẫn thị trường OTC.

Tuy nhiên, theo cảnh báo của CSI xu hướng cổ phiếu tăng giá khi DN tăng vốn sẽ không xảy ra được nữa trong thời gian tới. Có thể nói, trong thời gian qua các Cty bắt đầu lợi dụng nhà đầu tư với thông tin tăng vốn điều lệ. Trong năm vừa qua cứ Cty nào có phương án tăng vốn là các nhà đầu tư lại đổ tiền vào mua làm cho giá chứng khoán tăng. Có trường hợp Cty nhỏ, phương án kinh doanh không thực sự hấp dẫn, nhưng vẫn thông qua phương án tăng vốn điều lệ trong đại hội cổ đông. Cổ phiếu phát hành tăng vốn không phải được bán ra theo mệnh giá mà gấp 3-4 lần so với mệnh giá. Ở thời điểm khan hiếm hàng thì đây là một vũ khí lợi hại của DN nhằm thu hút các nhà đầu tư. Trong thời gian tới, các nhà đầu tư không còn hoan nghênh việc tăng vốn. Với mức giá bán ra cao như vậy, phần thặng dư vốn mặc dù vẫn của nhà đầu tư, nhưng việc sử dụng đồng vốn đấy như thế nào mới là điều quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư.

Chơi thế nào khi thị trường “lình xình”

Theo lý thuyết, các nhà đầu tư thường mua cổ phiếu vào khi thị trường hạ nhiệt, bán cổ phiếu ra khi thị trường lên cao. Nhưng chơi cổ phiếu như thế nào khi thị trường hầu như chỉ đi ngang thì không phải nhà đầu tư nào cũng chọn được…

Một gợi ý của CSI được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm là, người chơi nên lập ra 2 tài khoản (1 tài khoản theo ủy thác) và chia một tài khoản chỉ chuyên mua cổ phiếu ở giá sàn, một tài khoản chỉ chuyên bán cổ phiếu tại giá trần. Nhà đầu tư chỉ nên chọn lọc một vài loại cổ phiếu để đầu tư theo kiểu này. Tuy nhiên, CSI cũng cảnh báo, gợi ý này chỉ nên thực hiện đối với những nhà đầu tư luôn theo sát diễn biễn thị trường để đưa ra những quyết định kịp thời. Bên cạnh đó, nhà đầu tư phải luôn “update” những kiến thức và thông tin thị trường chứng khoán, tình hình kinh tế đất nước…

Tiền sẽ đổ về đâu?

Theo CSI, với các phân tích kỹ thuật, có thể thấy được đây là thời điểm có thể mua vào nhưng phải có chọn lọc. Trong thời gian từ tháng 1 đến nay, VN – Index luôn có những phiên điều chỉnh tăng hoặc giảm. Những ai có kinh nghiệm chơi chứng khoán vẫn có thể kiếm được lợi nhuận ngay cả khi thị trường điều chỉnh giảm.

Theo dự báo của CSI, các cổ phiếu blue chips trong thời gian tới sẽ tiếp tục áp đảo và được khớp lệnh với khối lượng lớn. Các cổ phiếu penny stock thì chưa ngừng chu kỳ giảm và khối lượng giao dịch sẽ vẫn còn thấp.

Trong quý 1/2007 các cổ phiếu của ngành tài chính, chứng khoán và thực phẩm có cơ hội có những kết quả kinh doanh tốt như SSI, STB, ACB, BVCS, KDC, BBC… Các nhà đầu tư có thể mua đón đầu các cổ phiếu này để chờ cơ hội. Tuy nhiên, cần có các phân tích kỹ thuật khi đầu tư ngắn hạn.

Trong thời gian tới, VN – Index sẽ tiếp tục biến động, ngưỡng tiếp theo khó có thể giảm tới dưới 950 điểm.

DỰ BÁO CỦA CSI

– Luồng tiền trong thời gian tới: với các Cty lớn tiến hành IPO sẽ kéo nhiều nhà đầu tư rời sàn niêm yết để tham gia đấu giá. Các nhà đầu tư đang có xu hướng quan tâm đến IPO.

– Một luồng tiền lớn cũng sẽ bị kéo ra khỏi sàn niêm yết khi các nhà đầu tư phải chuẩn bị để mua thêm cổ phiếu phát hành của các Cty niêm yết.
– Các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu quay lại thị trường và nhắm đến các cổ phiếu tốt. Một luồng tiền lớn đang chờ cơ hội giải ngân cho một năm tài chính mới của các quỹ đầu tư nước ngoài sẽ đổ vào thị trường VN.

– Bên cạnh đó, thị trường OTC đóng băng, cho dù là cổ phiếu có tính thanh khoản cao hay kém cũng đều hiếm có giao dịch xảy ra. Tình hình khiến nhiều nhà đầu tư có ý định chuyển sàn. (DDDN, 19/4)

Tìm điểm đáy ?

VN-Index liên tục sụt giảm đã gây không ít hoang mang cho các nhà đầu tư cá nhân. Rồi trong ngày 18/4 – dấu hiệu phục hồi trên thị trường khá rõ khiến nhiều người đặt câu hỏi: Đâu là đáy của thị trường ở thời điểm hiện tại?

Năm nay, quy luật điều chỉnh của thị trường diễn ra sớm hơn những năm trước, rơi vào cuối tháng 3, và có thể kéo dài cho tới hết tháng 5/2007. Nhiều cổ phiếu đã giảm trung bình từ 25%- 30% so với thời kỳ đỉnh cao. Nhiều nhà đầu tư cá nhân bắt đầu tỏ tâm lý hoảng loạn, do không kịp stop loss, và nghĩ đến giai đoạn thị trường điều chỉnh mạnh như thời kỳ tháng 5/2006 – 7/2006 (VN – Index giảm từ 632 điểm ngày 26/4/2006 xuống còn 400 điểm, mất khoảng 37% , trong đó mức giảm trung bình của các cổ phiếu bluechip khác như REE – 43%, VNM -37%, BBC -46%, CII -46%…. Tuy nhiên, có thể thấy rõ, lịch sử khó lặp lại, bởi vì những yếu tố thúc đẩy thị trường đi lên vẫn còn rất mạnh mẽ.
Nhìn toàn cục, nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt những người mới tham gia thị trường sau Tết, chỉ mới ở điểm hoà vốn, hoặc lỗ từ 10 – 15%. Nhìn xa hơn, Chính phủ đang có trong tay những quân bài chiến lược, những huyết mạch của nền kinh tế sắp được cổ phần hoá (bao gồm 19 TCty, 5 NH TMCP…) bởi vậy, duy trì một sức cầu lớn, đủ mạnh, ổn định, là việc mà các nhà quản lý buộc phải làm trong lúc này…

Theo ước tính, giá trị vốn hóa toàn thị trường cho giai đoạn 2007 – 2008 cần khoảng 14 – 15 tỷ USD, trong khi mức độ tích lũy của nền kinh tế trong những năm qua chưa đáp ứng đủ, chỉ khoảng 1/2 số vốn nói trên… Bởi vậy, nhiệm vụ đặt ra trước hết là đảm bảo sức hấp dẫn của thị trường.

Tương quan các nhà đầu tư

Trong thời gian từ tháng 10/06 đến tháng 2/07, tổ chức nước ngoài được coi là nhân tố chính, thúc đẩy giá lên 1 mặt bằng mới, từ 600 – 1.000 điểm, buộc các quỹ đầu tư mới, do ở vị thế người đến sau, phải mua với mặt bằng giá cao hơn, một phần các tổ chức cũ sẽ hiện thực hóa lợi nhuận, chuyển vốn cho giai đoạn tiếp theo (2007 – 2008). Quan sát phiên đấu giá REE vừa qua, nhà ĐTNN ôm trọn room với giá đấu 204, và trong 10 phiên giao dịch gần đây, thị trường có dấu hiệu đi xuống, vẫn không thấy họ bán ra…

Các tổ chức trong nước đang hình thành, phát triển mạnh: hiện tại, ngoài 30 cty chứng khoán đã được cấp phép trong năm 2006, còn có hơn 20 bộ hồ sơ xin phép thành lập mới, bao gồm cả quỹ đầu tư, Cty chứng khoán, Cty Đầu tư CK, chứng tỏ nguồn lực nội địa đang tích tụ lại, chờ giải ngân. Các Cty vừa tạo ra lượng cung hàng, vừa là lượng cầu lớn, tạo đà cho toàn thị trường… bởi một thị trường muốn phát triển mạnh và bền vững, cầu nội địa bao giờ cũng phải chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng lượng cầu toàn thị trường… định hướng cho hoạt động đầu tư chuyên nghiệp hơn….

Đối với các nhà đầu tư cá nhân, hoạt động đầu tư CK đang có sức hấp dẫn và tạo ra nguồn lợi lớn hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có khoảng 25 vạn tài khoản được mở mới, chưa tới 0,5% dân số, trong khi tỷ lệ này ở các nước trong khu vực là từ 4-5%, cá biệt có nơi tới trên 10%…

Về mặt kinh tế, hạ tầng, công nghệ thông tin, ngân hàng, bảo hiểm… là những DN có nhiều cơ hội phát triển trong giai đoạn tới… chỉ riêng việc xây đường sắt cao tốc Bắc Nam, đã tốn tới hơn 30 tỷ USD, trong khi phía Nhật Bản chỉ cam kết hỗ trợ cho vay khoảng 30%… Đấy là chưa kể tới hạ tầng đô thị ở TP HCM và HN hoàn toàn chưa có gì chuyển biến…


Khó có thể xuống hơn được

Việc VN – Index giảm trong giai đoạn hiện tại là tất yếu, do điều chỉnh tâm lý của các nhà đầu tư cá nhân trước những cảnh báo của thị trường, do những tổ chức muốn hiện thực hoá lợi nhuận, chuẩn bị cho kế hoạch đấu giá sắp diễn ra.

Trở lại với câu hỏi, đâu là đáy của thị trường hiện tại, buộc các nhà đầu tư phải dựa vào phân tích cơ bản, cũng như phân tích kỹ thuật đối với từng cổ phiếu, chỉ ra được xu hướng sắp tới của thị trường. Với kết quả sản xuất kinh doanh đã đạt được trong năm 2006, kế hoạch sản xuất kinh doanh của từng DN trong năm 2007, có thể thấy rõ, mức tăng trưởng trung bình (về vốn, về doanh thu, lợi nhuận…) đối với nhóm cổ phiếu bluechip (gồm STB, CII, VNM, REE, SAM, FPT, GMD, PVD, BMP, SSI, ACB ) là từ 50 – 100%. Đây là mức tăng trưởng mơ ước của tất cả các Cty, hoặc tập đoàn kinh tế trên thế giới.

Với sự sụt giảm và điều chỉnh mạnh trong thời gian qua, mặt bằng các cổ phiếu trên sàn đã trở nên tương đối hấp dẫn và hợp lý. Nhóm cổ phiếu bluechip, nhóm gây ảnh hưởng nhất tới sự tăng giảm của VN – Index, khó có khả năng giảm mạnh hơn nữa khi sắp đến ngày chốt danh sách cổ đông nhận cổ phiếu thưởng, trả cổ tức bằng cổ phiếu (FPT, REE, SAM, VNM, ACB, SSI), hoặc thực hiện quyền mua tăng vốn với tỷ lệ hấp dẫn ( GMD, CII )

Thị trường và những dự báo

Phiên đấu giá Đạm Phú Mỹ đã gần kề, với tổng khối lượng đăng ký 139.093.000 cổ phần/ 128.000.000 cổ phần bán đấu giá lần này, trong lúc thị trường có đang ở giai đoạn điều chỉnh mạnh, khiến giá Đạm Phú Mỹ được dự báo sẽ tương đối thấp hơn dự kiến, so với mặt bằng những cổ phiếu của ngành dầu khí như Pvtrans, PTSC và PVD, có thể gây tâm lý và ảnh hưởng không tốt đối với thị trường.
Lượng cung giá thấp vẫn còn nhiều, lượng cầu của nhà đầu tư nước ngoài, những nhân tố được coi là thúc đẩy thị trường đi lên, chưa sẵn sàng giải ngân.

Kế hoạch kinh doanh và báo cáo tài chính năm 2006 đã qua, khiến lượng cầu đối với cổ phiếu niêm yết giảm đi trông thấy, cũng là nhân tố chính, khiến VN – Index khó tăng mạnh trở lại trong tháng 4 và tháng 5/2007 này,

Những nhân tố trên, khiến cho thị trường chứng khoán VN chưa thể tăng mạnh trong thời gian gần, và không loại trừ khả năng sẽ tiếp tục có sự điều chỉnh nhẹ, VN – Index giảm từ 5%-10% nữa, trước khi bước vào giai đoạn tích luỹ và đi ngang.

Tuy nhiên, về dài hạn, trong 1 nền kinh tế tăng trưởng bền vững, với tốc độ từ 8%-8.5% /năm, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp từ 30%, cá biệt 100% /năm, thì thị trường còn nhiều cơ hội và tiềm năng để đầu tư. Giả sử, nhóm cổ phiếu bluechip kể trên, có mức tăng trưởng trung bình so với năm 2006 khoảng 40%, và giá cả ở thời điểm hiện tại của mỗi cổ phiếu, tương ứng với VN – Index khoảng 900 điểm, thì trong năm nay, dự báo VN – Index có thể tăng tới 1300 – 1400 điểm. (DDDN, 19/4)

Hãy tưởng tượng bạn đang sở hữu một cỗ máy in tiền, và nó tự động quay vòng sản sinh tiền mặt cho bạn hết ngày này qua ngày khác. Hơn nữa, không chỉ một mình nó tự tái sản sinh ra tiền, mà nó lại làm nảy sinh ra một chiếc máy in tiền nhỏ hơn – và cứ như thế, chúng làm việc không biết miệt mỏi và nghỉ ngơi, suốt 24 giờ trong ngày, suốt 7 ngày trong tuần để kiếm về thật nhiều tiền cho bạn.

Nghe đến đây, bạn có thấy thật là nực cười không? Hay đó là một điều phi lý? Có một cách làm được điều này. Đó là đầu tư vào cổ phiếu được trả cổ tức và lại tiếp tục tái đầu tư cổ tức thu được.

Thật là khó tin, nhưng đấy là sự thật. Tại sao vậy? Nếu như bạn có tiền, bạn đem gửi tiết kiệm. Tốt thôi, chỉ với lãi suất 7,5%/năm, nhưng là cách đầu tư đơn giản nhất và an toàn nhất. Hoặc bạn quyết định đầu tư số tiền mà bạn có để mua vàng. Song tiền mặt, hay vàng đều không tự sinh ra lợi nhuận. Nếu 10 kg vàng mà bạn có, dấu nó thật kỹ trong 20 năm, đến khi mang ra nó vẫn không đem lại thêm một đồng lợi nhuận nào cho bạn (thậm chí, bạn phải tốn chi phí để cất giữ). Dĩ nhiên, trên thực tế giá giao dịch của chúng có thể tăng. Nhưng đó là tăng ảo. Giá giao dịch của chúng tăng thực chất là vì lạm phát. Về lâu dài, sau khi đã điều chỉnh theo lạm phát, thì giá trị thực sự của chúng có thể còn giảm đi nữa.

Trong khi đó, nếu bạn đầu tư vào cổ phiếu. Ví dụ, nếu bạn sở hữu một cổ phiếu của một công ty X có nghĩa là bạn đã sở hữu một phần của công ty đó. Nếu công ty đó có 100 triệu cổ phiếu và bạn nắm giữ một cổ phiếu, có nghĩa bạn đang sở hữu 1/100 triệu công ty X. Nếu năm nay, công ty X này có được lợi nhuận ròng là 500 tỷ đô-la, thì phần lợi nhuận của bạn trong đó sẽ là năm ngàn đô-la (1/100 triệu của 500 tỷ đô-la). Điều này giải thích vì sao cổ phiếu luôn tăng giá về lâu dài. Vì nó tự sinh ra thêm lợi nhuận theo thời gian, nên giá của nó sẽ tăng lên.

Bạn có thể tham khảo một số ví dụ sau để có thể coi đầu tư vào cổ phiếu như là có trong tay một “cỗ máy in tiền”:

– Máy in tiền số 1: Pepsi – Nếu bạn đã đầu tư 2.000 đô-la vào công ty Pepsi năm 1980 thì giá trị vốn đầu tư của bạn bây giờ nhiều hơn 150.000 đô-la. Bạn có thể chỉ bắt đầu với 80 cổ phiếu, nhưng bằng tái đầu tư cổ tức, bây giờ bạn có thể năm trong tay 2.800 cổ phiếu của Pepsi.

– Máy in tiền số 2: Phillip Morris – Nếu bạn đã đầu tư 2.000 đô la vào Phillip Morris năm 1980 thì ngày nay giá trị vốn đầu tư của bạn lên tới trên dưới 300.000 đô la. Bạn đã bắt đầu với 58 cổ phiếu, ngày nay nhờ phân chia cổ phần và tái đầu tư cổ tức, bạn có trong tay hơn 4.300 cổ phiếu của Phillip Morris.

– Máy in tiền số 3: Johnson & Johnson – 2.000 đô-la đầu tư vào Johnson & Johnson năm 1980 có thể có giá trị gần 140.000 đô-la hôm nau. Bạn đã bắt đầu với chỉ 13 cổ phiếu. Hiện nay, số cổ phiếu bạn sở hữu lên tới hơn 2.000 cổ phiếu nhờ tái đầu tư cổ tức và phân chia cổ phần.

Như vậy, chỉ với 6.000 đô-la đầu tư vào mua cổ phiếu của 3 công ty trên trong vòng hơn 25 năm, số tiền mà bạn có trong tay lên tới gần 600.000 đô-la. Đó là bạn còn chưa cần đầu tư thêm bất kể một đồng nào khác nữa.

Vậy thì nếu bây giờ, bạn có trong tay 6.000 đô-la, còn chần chừ gì nữa mà không đầu tư vào cổ phiếu để sinh ra lợi nhuận 17.000 đô-la một năm, và tự tạo cho mình một “cỗ máy in tiền”?

Để làm được điều đó, trước hết, bạn cần phải biết cách thức để tạo ra “cỗ máy in tiền”. Cách thức này dường như rất đơn giản, bao gồm hai bước:

Bước 1: Tìm ra và mua các cổ phiếu được trả cổ tức tốt nhất.

Bước 2: Tái đầu tư cổ tức đó.

Song bạn cần biết sáu điều bí mật trong đầu tư liên quan tới cổ tức sau đây, nó có thể giúp bạn kiếm được thu nhập lớn với rủi ro ít nhất:

1. Tránh đầu tư vào những cổ phiếu được trả cổ tức cao quá

Mặc dù, không phải lúc nào cũng là yếu tố quan trọng bậc nhất trong mọi quyết định đầu tư vào cổ phiếu, song mức chia cổ tức luôn được các nhà đầu tư quan tâm đặc biệt. Cổ tức là phần được chia cho mỗi cổ phiếu được trích ra từ lợi nhuận của doanh nghiệp để trả cho các cổ đông. Điều dễ thấy là các cổ phiếu có mức chia cổ tức cao luôn có mức giá giao dịch cao, nhưng điều ngược lại chưa chắc đã đúng.

Nếu mức cổ tức cao có nghĩa là mức lợi nhuận đạt được phải cao và một doanh nghiệp có thể đạt được mức lợi nhuận cao chắc chắn phải là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả với bộ máy quản trị và điều hành có năng lực. Do đó, việc được làm chủ một phần tài sản giá trị như thế quả là quá hấp dẫn. Tuy vậy, hai cổ phiếu có mức cổ tức cao ngang nhau không có nghĩa sẽ được thị trường định giá ngang nhau.

Không thể phủ nhận sự kỳ vọng của cổ đông vào mức cổ tức cao là hoàn toàn hợp lý, song cổ tức cao không đồng nghĩa với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cao. Nhiều khi, cổ tức cao trên mức bình thường lại là dấu hiệu báo động của một công ty đang sắp rơi vào tình trạng suy kiệt. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một cách rõ ràng rằng bạn sẽ kiếm được nguồn thu nhập chắc chắn hơn nếu như tránh đầu tư vào những cổ phiếu có mức cổ tức quá cao.

2. Hãy cẩn thận với những cổ phiếu đột nhiên giảm tỷ lệ cổ tức

Không phải tất cả các cổ tức cho mỗi cổ phiếu đều ngang nhau, có những cổ phiếu được trả cổ tức cao hơn. Thậm chí, ngay cả những công ty có lợi nhuận khổng lồ, cũng chứa đựng trong nó sự không công bằng đó. Nếu như cổ tức bị cắt giảm thì có thể coi là một tin tức tồi tệ. Một khi cổ tức giảm, có nghĩa là cổ phiếu đó sắp bị rớt giá.

3. Tiền mặt được coi là vua

Sự luân chuyển tiền mặt được coi là sự lành mạnh thật sự trong kinh doanh. Hãy tìm những công ty có hàng “tấn” tiền mặt luân chuyển. Thậm chí, trong giai đoạn xấu nhất, việc có nhiều tiền mặt cũng tạo ra những cơ hội. Các công ty khi cổ phiếu rớt giá, họ có thể tung tiền mặt ra để mua lại những cổ phiếu của chính mình để nâng mức giá cổ phiếu lên hay thanh toán các khoản nợ, tăng cổ tức hay đầu tư vào các hoạt động kinh doanh có thể sinh lợi nhuận khác. Đó là lý do tại sao tiền mặt là nhân tố quan trọng nhất để xác định giá trị trên thị trường.

4. Đừng tập trung vào những công ty có thu nhập mà không có sự tăng trưởng

Các công ty nếu có sự tăng trưởng kinh doanh mới thực sự lành mạnh. Vì vậy, sự luân chuyển tiền mặt cần phải đủ lớn để không chỉ trả tiền cổ tức “trong sạch”, mà còn đủ tiền để tăng trưởng và duy trì sức mạnh một cách chiến lược.

5. Đừng bỏ quên những giá trị “ẩn”

Kết quả đầu tư phụ thuộc vào cả hai yếu tố: cổ tức và giá cổ phiếu. Cổ phiếu của những công ty làm ra những sản phẩm thực và có lợi nhuận thực thường không rơi vào vị trí hàng đầu. Vì vậy, cổ tức của những cổ phiếu có thể cũng là một nguồn “giá trị ẩn” rất lớn mà bạn có thể dùng để tìm ra những cổ phiếu giá trị. Tìm ra những giá trị này bằng cách tập trung trước hết vào cổ tức có thể giúp bạn tránh rơi vào cái bẫy của những “con dao sắc” mà nhiều nhà đầu tư giá trị mắc phải.

6. Phải có quan điểm đầu tư dài hạn

Rất nhiều nhà môi giới chứng khoáng đã tư vấn đầu tư dựa trên một quan điểm rất ngắn hạn – thường tối đa trong khoảng thời gian 12 tháng. Cá nhân các nhà đầu tư nên có quan điểm ít nhất từ ba đến năm năm khi xem xét đầu tư. Càng nhiều thời gian trôi qua, bạn sẽ càng nhận ra đầy đủ sức mạnh thật sự của sự sản sinh cổ tức hay cổ tức “kép”.

Cách tốt nhất để biến những ước mơ tài chính của bạn thành hiện thực

Cổ phiếu được thanh toán cổ tức hiển nhiên là cách nhanh nhất và đáng tin cậy nhất để đạt được sự an toàn và độc lập về tài chính. Sau đây là năm lý do tại sao bạn nên yêu thích công việc đầu tư cổ phiếu sinh cổ tức ngay bây giờ:

1. Chúng đang chiếm vị trí thắng thế trên thị trường. Theo chỉ số Standard& Poor’s, trong bảy tháng đầu năm 2006, cổ phiếu được trả cổ tức tăng trở lại 4,3%, so sánh với -3,3% cho những người chơi cổ phiếu không có cổ tức.

2. Chúng có mức độ rủi ro thấp. Khi mà hầu hết các công ty thanh toán cổ tức bằng tiền mặt, các nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư vào những cổ phiếu mà cổ tức được trả bằng cổ phiếu nhằm lợi dụng khả năng sinh lời của nó trên thị trường. Vì vậy, chúng sẽ không bao giờ bị rớt giá quá nhanh và quá thấp như các cổ phiếu không có cổ tức. Những cổ phiếu này vì thế trở thành nam châm hút hết các nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn.

3. Chúng kiếm ra được nhiều tiền hơn với mức thuế thấp hơn. Nhờ những thay đổi gần đây trong luật thuế thu nhập, cổ tức ở nhiều nước trên thế giới hiện được áp mức thuế 15%. So sánh với tiền lãi thu được các khoản tiền tiết kiệm tại ngân hàng, hoặc một số thu nhập bất thường khác…, thường bị chịu mức thuế thu nhập thông thường lên tới 35%, thì đây quả là một mức thuế tương đối thấp. Theo tính toán của Standard& Poor’s điều này có thể tiết kiệm cho các nhà đầu tư con số lên tới hàng trăm tỷ đô-la. Vì lý do này mà nó sẽ kéo sự đầu tư trở lại với cổ phiếu được trả cổ tức.

4. Chúng giúp bạn tránh bị gặp rủi ro như “trường hợp của Enrons” một lần nữa. Cổ tức không bao giờ nói dối. Ví dụ, trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến 2000, “thu nhập” của Enron’s tăng đột biến lên 69%, nhưng cổ tức chỉ tăng 9%. Điều này cho thấy chắc chắn có một dấu hiệu “ám muội” nào ở đây, nhưng nhiều nhà đầu tư chứng khoán đã không nhìn ra nó, để rồi, bỗng chốc trở nên trắng tay khi công ty này tuyên bố phá sản.

5. Bằng cách tái đầu tư cổ tức, bạn kiếm ra được nhiều tiền và nhận ra sức mạnh của sự sinh sôi một cách tự động. Tái đầu tư các cổ tức nâng danh mục thu nhập từ đầu tư cổ phiếu của bạn lên bằng cách mua nhiều hơn cổ phiếu khi giá thấp và giúp bạn kiếm được nhiều lợi nhuận hơn.

Cổ tức không chỉ dành riêng cho những người về hưu. Nó dành cho tất cả những ai muốn tích lũy, cóp nhặt nhiều tài sản cho mình hơn mà mức độ rủi ro lại ít. Bạn có thấy cuộc sống sẽ buồn tẻ biết bao nếu không tự tìm cách để kiếm ra nhiều tiền để cải thiện và tận hưởng cuộc sống, thay vì chỉ ngủ và chẳng mảy may lo toan gì như những đứa trẻ? Chắc chắn bạn sẽ chẳng bao giờ lãng phí cuộc sống một cách vô nghĩa như thế!

Những bí mật ẩn giấu đằng sau cổ tức
Tuấn Anh (Dịch từ Motley Fool)

Nhìn ông “tỉ phú” chứng khoán tên B., ngồi trên sàn mồ hôi mồ kê nhễ nhại, tay viết lệnh, thỉnh thoảng lại đưa cái ống nhựa cắm trong chiếc bịch nylon đựng đầy… nước trà đá lên miệng, hút ừng ực, thấy hóa ra làm tỉ phú chứng khoán cũng chẳng sung sướng gì. Chứng khoán đang như một cơn lốc trong giới kinh doanh, văn phòng, thậm chí nội trợ ở TP.HCM. Người người rủ nhau đi “chơi chứng khoán”. Trong các phiên giao dịch, hầu hết phiên nào cũng chật ních, thậm chí nhiều người phải ngồi bệt xuống nền nhà để viết lệnh! Tuy nhiên, cũng chẳng ít người hiểu biết rất lơ mơ về thị trường chứng khoán nên đã xảy ra lắm chuyện dở khóc, dở cười…Chơi chứng khoán làm giàu trong nháy mắt?

Kể từ khi thị trường chứng khoán (TTCK) bắt đầu nóng lên – tháng 12/2006, thì có mặt hàng cũng nóng lên theo: Đó là sách nói về chứng khoán (CK). Tại nhà sách Nguyễn Văn Cừ, quận 1, TP.HCM, một cô nhân viên cho biết: “Dạo này, rất nhiều người tìm mua loại sách đó, nhất là những cuốn hướng dẫn cho người ta biết cách chơi chứng khoán”. Chưa kể nhiều trường đại học mà niên khóa sắp tới, sẽ có thêm những ngành liên quan đến CK như tài chính tín dụng, tiền tệ ngân hàng.

Ở khu vực hồ Con Rùa, nơi có những quán cà phê cao cấp, có Internet không dây (wifi), xuất hiện khá nhiều khách ngày nào cũng đến ngồi năm bảy tiếng, mắt dán vào màn hình máy tính xách tay, theo dõi những dãy số từ trang web của một sàn giao dịch CK nào đó.

Tin tức truyền miệng là ông A, sau vài ngày mua CK của công ty X, bữa nay bán lại lời hơn 1 tỉ đồng, hoặc bà B găm cổ phiếu của Công ty Z lại, không bán, mặc dù nếu bán, bà kiếm vài tỉ đồng khỏe re khiến “dân chơi” sốt ruột.

Chả thế mà tại một số sàn giao dịch CK như số 6 đường Thái Văn Lung, khu Bến Chương Dương, đường Nguyễn Công Trứ là nơi có nhiều trụ sở của các ngân hàng lớn, có bảy, tám sàn giao dịch, cửa vừa mở là người ta ào ào chen vào, ai cũng cố tìm cho mình một chỗ đứng gần các nhân viên môi giới, để mà viết lệnh, để được nhập lệnh trước.

Ở đó, không thiếu những vụ cãi cọ, la lối – thậm chí chửi bới vì 1.001 lý do. Lại có người cố chen lên hàng đầu. Tưởng là “đại gia”, ai dè chen lên cốt chỉ để hỏi cô nhân viên, viết “mã” CK thế nào cho… đúng!

Theo quy định, mỗi công ty có cổ phiếu (CP) niêm yết, chỉ được đặt 6 máy tại trung tâm giao dịch CK để nhận lệnh. Bình quân, mỗi máy mỗi ngày nhận gần 2.000 lệnh nên vì thế, có công ty ưu tiên cho những khách hàng đặt mua hoặc bán CP với khối lượng lớn để thu phí nhiều.

Tại sàn giao dịch Công ty CK Bảo Việt, tôi chứng kiến một ông khách lầu bầu… chửi thề vì bị sót lệnh. Ông nói: “Sót gì mà sót. Lệnh tui đặt chình ình ra đó. Có điều tụi nó – ý nói nhân viên môi giới – “ăn” của mấy thằng đại gia nên nó gạt tui ra ngoài”.

Quan sát các TTCK, tôi thấy lời ông ta xem ra cũng có lý. Khá nhiều người, trong tài khoản có 100, 200 triệu đồng, nhưng vẫn bị coi là khách hàng nhỏ, lẻ bởi lẽ nếu giao dịch trị giá 100 triệu đồng, thì công ty CK chỉ thu phí được 400 nghìn đồng. Một ông khách khác khẳng định: “Chắc là tụi nó móc ngoặc với nhau, chứ không thì sao mấy thằng nhiều tiền, lúc nào cũng khớp lệnh…”.

Móc ngoặc hay không, chưa ai chứng minh được, mà hầu hết chỉ quan sát hiện tượng rồi suy luận ra. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là các sàn giao dịch CK hầu như luôn trong tình trạng quá tải. Vì thế, có sàn huy động mọi nhân viên, rồi đào tạo cấp tốc để làm nhiệm vụ nên chuyện sót lệnh, thông báo khớp lệnh (là giá đặt mua CP trùng khớp với giá bán) rồi sau đó lại báo là… không khớp, hoặc hủy lệnh mà chẳng nêu lý do là chuyện thường ngày.

Tại sàn giao dịch của Công ty CK Sài Gòn, các nhân viên – phần lớn là nữ giới – thở không ra hơi. Bình quân, cứ khoảng 1 phút rưỡi họ nhập xong một lệnh nhưng chồng lệnh mua bán đặt trước mặt họ, suốt gần 3 tiếng mà tôi chẳng thấy nó vơi đi chút nào.

Để “đuổi” bớt khách hàng, một số công ty CK đã áp dụng biện pháp là khi mở tài khoản, khách hàng bắt buộc phải ký quỹ 100 triệu đồng trong lúc Chính phủ quyết định chia nhỏ mệnh giá CP từ 100 nghìn đồng/CP xuống còn 10 nghìn đồng/CP, để tạo cơ hội cho người thu nhập thấp, có thể tham gia thì biện pháp này chẳng khác gì chiếc sàng, chỉ cho qua lọt những “đại gia”.

Anh H., nhân viên của một công ty chuyên kinh doanh cà phê cười như mếu: “Đào đâu ra 100 triệu bây giờ”. Và mặc dù đã được Ủy ban CK Nhà nước nhắc nhở, nhưng hiện tượng một số nhân viên giao dịch tại một vài sàn CK, ưu tiên cho các “đại gia” để thu phí nhiều vẫn là chuyện phổ biến.

Gần đây, một số sàn chứng khoán đầu tư trang thiết bị, để người chơi có thể đặt lệnh qua điện thoại, qua e-mail hoặc qua fax, thì nếu quả thật có “móc ngoặc”, trời mới tìm ra.

Những tỉ phú… trà đá

Như đã nói, không ít người khi lao vào cuộc chơi CK, bản thân họ cũng chẳng có khái niệm gì về TTCK, mà đơn giản họ chỉ nghĩ rằng hôm nay mua CP của công ty này rồi ngày mai, ngày kia nó lên giá, bán lại kiếm lời và mua số lượng càng nhiều, thì lời càng lớn.

Anh Trần Tuấn B., có 40 hécta cao su ở Bình Phước, cộng với một ngôi biệt thự và một “con” Camry 3 chấm. Hồi trước, đến mùa cạo mủ, cứ sáng mở mắt ra là anh có ngay 6 triệu đồng sau khi trừ mọi chi phí. Bây giờ, anh đem thế chấp tất cả cho ngân hàng, còn chiếc xe du lịch, anh cầm cho một người bạn để lấy tiền chơi CK.

B nói: “Tôi hiện có hơn 4 tỉ đồng CP nhưng nếu bán đi, chuộc lại tài sản thì cũng chẳng còn bao nhiêu. Nếu giữ lại thì tiền lời (cổ tức) chỉ đủ đổ xăng, đi chợ”. Nhìn ông “tỉ phú” mồ hôi mồ kê nhễ nhại, tay viết lệnh, thỉnh thoảng lại đưa cái ống nhựa cắm trong chiếc bịch nylon đựng đầy… nước trà đá lên miệng, hút ừng ực, thấy hóa ra làm tỉ phú CK cũng chẳng sung sướng gì.

Quay sang chung quanh, nhiều “tỉ phú” CK cũng tay ổ bánh mì, nách kẹp chai nước suối. B cười như mếu: “Hiện nay, tiền thu hoạch mủ cao su, tôi dùng để trả lãi ngân hàng”, còn nếu kể thêm nữa thì có lẽ B. là người lái xe mẫu mực nhất, tôn trọng luật giao thông nhất vì rằng chiếc Camry của anh khi đem cầm, người cầm đã giữ “cạc vẹt” (đăng ký xe), chỉ đưa anh một bản photo. Bởi thế, theo lời anh: “Chạy không cẩn thận, lỡ gặp mấy ông CSGT “vịn”, thì coi như đứt”.

Trong suốt mấy ngày la cà ở các sàn giao dịch, tôi đã chứng kiến nhiều cảnh cười ra nước mắt (chưa kể đến việc người chơi CK bị kẻ gian trà trộn móc túi, móc điện thoại di động mà có người bị móc mất 150 triệu đồng, hoặc người chơi đem tiền đến nộp hoặc mở tài khoản – không phải đựng trong túi xách mà bó thành từng bó lớn, thậm chí đựng cả trong bao tải), thì có lắm người viết lệnh nhưng lại viết sai mã và viết sai bước giá.

Một bà to béo, cổ đeo sợi dây chuyền vàng to đùng, đứng trước mặt cô nhân viên giao dịch, gào lên: “Tại sao trả lệnh của tui về?”. Không có thời giờ để giải thích, cô nhân viên chỉ lắc đầu rồi đẩy tờ giấy về phía bà. Nhiều người đứng chung quanh liếc nhìn, miệng tủm tỉm cười nhưng cũng chẳng ai nói một tiếng nhỏ bởi lẽ họ lo chuyện họ chưa xong, hơi đâu dính vào chuyện thiên hạ.

Thì ra theo quy định, các sàn giao dịch CK tại TP.HCM, CP dưới 50 nghìn đồng có bước giá dưới 100 đồng. Nếu mua loại CP này, mà đặt lệnh 49.900 đồng hay 49.800 đồng thì đúng. Nhưng như bà to béo nọ, để chắc ăn, bà trả cao hơn một tí, bà đặt lệnh 49.950 đồng là sai. Một ông khác, đứng ngơ ngác trước bảng giao dịch điện tử, miệng hỏi to: “CP của tôi đâu rồi” mà chẳng rõ ông hỏi ai bởi lẽ do không đủ chỗ, nên các CP thể hiện trên bảng điện tử phải chạy theo kiểu cuốn chiếu.

Ngoài sân, thấy có hai người to tiếng, tôi lại gần, thì ra ông T., sở hữu gần 20 nghìn CP của công ty cao su Z, và là CP chưa niêm yết. Vì cần tiền, ông bán “nóng” cho ông thông gia là ông K. – nghĩa là bán lấy tiền mặt ngay nhưng chưa làm thủ tục chuyển nhượng. Vài bữa, CP này lên giá vùn vụt. Thế là ông T. tiếc, ông đòi ông K phải “chung” thêm cho ông, ông mới chuyển còn nếu không, ông trả lại cho ông K số tiền ông đã nhận lúc đầu.

Hai bên chẳng ai chịu ai, tiền ông K đưa ông B cũng chẳng ai làm chứng. Và mặc dù ông K đã nắm trong tay gần 20 nghìn CP nhưng trên giấy tờ, nó vẫn là của ông T. Chẳng hiểu rồi dâu, rể của hai ông sui sẽ ra sao khi mà trong sàn giao dịch, hai ông xỉa xói vào mặt nhau, mạt sát nhau là đồ… lừa đảo!

Cũng tại đây, tôi không thể tin vào mắt mình khi nhìn thấy bà D., sáng nào cũng bán bún bò ngay đầu đường nhà tôi thì bây giờ, điện thoại di động áp sát mang tai, bà oang oang đọc từng con số.

Tìm hiểu mới biết con trai bà, hiện đang làm cho hãng sữa M., có vài nghìn CP. Sắm chiếc máy di động sau khi đã “bồi dưỡng” cho bà những kiến thức cơ bản, cậu con trai đưa bà… lên sàn, và chỉ đạo bà qua điện thoại. Hỏi thăm tình hình thế nào, bà cười: “Bữa qua lời mấy chục triệu, còn bữa nay đang đợi khớp lệnh”. Hóa ra, chơi CK bây giờ đâu phải chỉ dành riêng cho người sừng sỏ.

Nói một cách nôm na thì thị trường CK là cầu nối giữa hai cực: Một là người có vốn, cần tìm nơi để sinh lợi và một là người cần vốn để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Hàng hóa cơ bản của thị trường CK là cổ phiếu, và được chia làm hai loại là thị trường CK sơ cấp và thứ cấp mà trong đó, thị trường sơ cấp là nơi phát hành cổ phiếu, trái phiếu, còn thị trường thứ cấp là nơi mua bán các CK đã phát hành ở thị trường sơ cấp.

Quy trình hoạt động của thị trường CK thứ cấp diễn ra theo các bước: Khách hàng đặt lệnh mua, hoặc bán CK tại một công ty CK. Sau đó, công ty CK chuyển lệnh đến cho người đại diện của công ty rồi tiến hành ghép lệnh. Kết quả sẽ được thông báo lên bảng điện tử cho khách hàng để khách hàng nhận – hoặc giao CK và thanh toán. Tuy nhiên, đó là mặt nổi, còn phần chìm thì với tốc độ tăng trưởng kiểu “Thánh Gióng” của thị trường CK hiện thời, những khoản lời khổng lồ từ việc mua CK chưa niêm yết (OTC – Over the Counter) – mà hiện tại có khoảng 850 loại – đã khiến nhiều người dốc ra tiền tỉ, rồi lời tiền tỉ và cũng có người phải trả giá bằng tiền tỉ.

Vào thời điểm giá CK của Bảo hiểm Dầu khí bị đẩy lên 195 nghìn đồng/CP, ông Trần Nam P., người sở hữu gần 50 nghìn CP đã quyết định găm lại, không bán vì theo ông, nó sẽ còn lên hơn 200 nghìn. Nhưng – vẫn là một chữ nhưng chỉ hơn một tuần sau đó, nó tụt xuống 165 nghìn/CP khiến ông phải bán đổ bán tháo vì sợ nó sẽ còn xuống nữa. Trò chuyện với tôi, ông vẫn còn ngẩn ngơ: “Ai dè mấy bữa sau, nó vọt lên trên 200 nghìn đồng/CP, tôi lỗ hơn 1 tỉ đồng trong vụ này”.

Thực tế cho thấy tại một số sàn giao dịch, dân chơi nhỏ lẻ luôn phải phụ thuộc vào các “đại gia”. Mỗi khi có tin “đại gia” A, “đại gia” B tung tiền thu gom CP của một công ty nào đó, thì họ lập tức mua theo, rồi khi “đại gia” bán, họ cũng bán theo vì sợ lỗ mà hầu như chẳng ai chú ý đến một nguyên lý cơ bản, rằng các “đại gia” có vốn lớn, mua CP từ lúc giá còn thấp nên khi bán, “đại gia” chỉ cần bán ra một số lượng nào đó là đã có thể khiến cho thị trường chao đảo. Thấy thị trường chao đảo, dân chơi nhỏ, lẻ lập tức bán theo và thế là, khi giá đã xuống ở mức thấp nhất, các “đại gia” lại tung tiền, mua vào.

Đó là chưa kể đến nhiều “chiêu” khác, được một số “đại gia” áp dụng để thu gom CP dưới hình thức tung tin công ty Z, công ty Y vừa qua lỗ 5, 7 tỉ đồng. Sợ CP của công ty này xuống giá, người ta vội bán nhưng khi bán xong, lại nghe rằng tin đó là tin… “đểu”. Chưa kể một vài công ty tạo doanh thu ảo để đánh lừa người chơi CK bằng cách kiểm toán, đưa ra con số lợi nhuận không có thật để nâng khống giá trị CP bởi lẽ trong tổng số 120 công ty kiểm toán trên cả nước, thì Nhà nước chỉ chiếm 1/3, số còn lại là các công ty tư nhân.

Một “dân chơi CK” đã nhiều năm lăn lộn trên sàn giao dịch khái quát với tôi, coi như quy luật: “Nếu anh mua CK ở mức giá cao hơn gấp nhiều lần mức giá hợp lý, là anh đang mua lấy sự rủi ro. Nhưng nếu anh bán số CK ấy được giá cao hơn, anh lãi tiền tỉ thì thực chất là nhờ nhanh tay, anh đẩy cái rủi ro của anh sang cho người khác”.

Hiện tại, trên các thị trường CK, ranh giới giữa đầu tư và đầu cơ vẫn còn rất lẫn lộn, nên không ít người đem tiền đổ vào CK với hy vọng nếu thắng, sẽ trở thành tỉ phú còn nếu thua, thì coi như đó là… kinh nghiệm cho cuộc chơi sau.

Theo Vũ Cao/báo Công An Nhân Dân

CÁC KHÁI NIM

1. Chng khoán: là hàng hoá trên th trường chng khoán bao gm: c phiếu, trái phiếu và mt s loi khác như quyn mua c phiếu mi, hp đng tương lai, hp đng quyn la chn, chng ch qu đu tư.

2. C phiếu: C phiếu là chng t xác nhn quyn s hu và li ích hp pháp ca người s hu c phiếu đi vi tài sn hoc vn ca công ty c phn. Khi s hu c phiếu, bn s tr thành c đông ca công ty đó.Vi tư cách là c đông, bn có các quyn li sau:

a. Nhn c tc:
C
tc là mt phn trong li nhun kinh doanh ca công ty mà mi mt c đông được chia tuỳ theo t l góp vn ca c đông. Mc chi tr cũng như hình thc chi tr c tc tuỳ thuc vào kết qu hot đng sn xut kinh doanh ca công ty và do Hi đng Qun tr hoc Đi hi c đông quyết đnh.

b. Quyn mua thêm c phiếu mi:
Trong quá trình hot đng, công ty được phép phát hành thêm c phiếu đ tăng vn. Đ bo v quyn li ca nhng c đông hin ti, khi phát hành thêm c phiếu, công ty thường dành quyn ưu tiên mua thêm c phiếu mi cho nhng c đông này, tương ng vi t l c phn góp vn ca h thường là vi giá ưu đãi hơn so vi các c đông mi.

c. Quyn b phiếu:
Trong các cuc hp Đi hi c đông, c đông ph thông có quyn b phiếu cho các chc v qun lý công ty; b phiếu quyết đnh các vn đ quan trng ca công ty. Nếu không tham d Đi hi c đông được, c đông có th u quyn cho người khác thay mt h.

d. Quyn tiếp cn thông tin:
C
đông có quyn được thông báo kp thi mi din biến trong công ty, đc bit nhng tình hình có kh năng tác đng mnh đến giá c phiếu. Các báo cáo tài chính đnh kỳ và các loi thông báo cũng là các thông tin mà c đông có quyn được tiếp cn.Tuy nhiên, đi vi nhà đu tư, c tc và các quyn trên không phi là ngun li duy nht do c phiếu mang li. Ngoài c tc ra, nhiu nhà đu tư còn kỳ vng vào mt khon chênh lnh gia giá mua c phiếu và giá bán c phiếu. Tt nhiên, nếu c phiếu tăng giá so vi thi đim mua vào thì khi bán ra ta s có lãi, còn ngược li, nếu c phiếu xung giá thì s l vn. Tuy nhiên vic l và lãi này ch mang tính cht s sách nếu bn chưa bán chng khoán đi. V mt giá tr, bn vn đang s hu mt t l nht đnh công ty c phn. Như vy, tng li tc mà bn kỳ vng c phiếu s là c tc cng vi khon chênh lch giá.

3. Trái phiếu:
Là mt loi chng khoán xác nhn nghĩa v tr n (bao gm vn gc và lãi) ca t chc phát hành trái phiếu đi vi người s hu trái phiếu. Khi mua trái phiếu, bn tr thành ch n ca t chc phát hành – còn gi là bên vay (có th là chính ph, chính quyn đa phương hoc các công ty).Dù trong điu kin nào bn đu có quyn được hưởng đ các khon thanh toán lãi và hoàn tr gc khi đáo hn như đã cam kết. Bn cũng có quyn được cung cp tt c nhng thông tin v tình hình làm ăn ca bên vay, kết qu cũng như trin vng trong tương lai.Vi tư cách là người s hu trái phiếu – hay còn gi là trái ch, bn s được ưu tiên thanh toán tài sn thanh lý khi công ty b phá sn trước các c đông. Tuy nhiên, bn không được tham gia vào nhng quyết đnh ca t chc phát hành, và cũng không được ”chia gì” thêm ngoài nhng khon t chc phát hành đã cam kết.

a. Đi vi trái phiếu, bn cn lưu ý mt s vn đ sau:
* Th
i hn ca trái phiếu: là khong thi gian tn ti ca khon vay, t khi cho vay đến khi nhn li các khon lãi và vn gc. Chng hn, nếu mt trái phiếu có thi hn 10 năm và đã được bn nm gi qua 04 năm (k t khi mi phát hành) thì thi gian đáo hn ca trái phiếu = 10 – 04 = 06 năm.* Mnh giá ca trái phiếu: là s tin ghi trên t trái phiếu và s được bên vay hoàn tr khi trái phiếu hết hn.* Giá trái phiếu: là giá khi nhà đu tư mua trái phiếu, nó có th bng, thp hơn hoc cao hơn mnh giá.* Lãi sut cung phiếu (lãi coupon): là t l lãi hàng năm tính trên mnh giá trái phiếu mà t chc phát hành phi thanh toán cho người đu tư trong sut thi hn ca trái phiếu.* Lãi sut th trường:là mc lãi mà th trường đòi hi đi vi mt khon vay c th, tuỳ thuc vào thi đim vay và thi hn vay. Người ta thường coi lãi sut vay tín dng dài hn là lãi sut th trường. Thông thường khi phát hành trái phiếu, người phát hành s n đnh mc lãi sut cung phiếu bng vi mc mà th trường đòi hi, khi đó trái phiếu s được bán theo mnh giá.Tuy nhiên đ tăng sc hp dn ca đt phát hành hoc đ gim bt gánh nng tr n hàng năm ca người phát hành, người phát hành cũng có th n đnh mc lãi sut cung phiếu cao hơn hoc thp hơn mc lãi sut mà th trường đòi hi.Chúng ta cũng cn chú ý rng, khi lãi sut th trường tăng lên thì giá trái phiếu gim và ngược li, khi lãi sut th trường gim thì giá trái phiếu s tăng lên, tc là giá trái phiếu s thay đi ngược chiu vi biến đng ca lãi sut th trường.

b. Mc đích ca người mua trái phiếu nhm thu được các ngun li tc sau:+ Lãi sut đnh kỳ. Được t r theo lãi sut cung phiếu thường là mt năm mt ln hoc nhiu ln.+ Lãi ca lãi: Sinh ra khi các khon lãi đnh kỳ không b tiêu dùng mà được tiếp tc tái đu tư.+ Chênh lch giá Khon chênh lnh gia giá mua vào và giá bán ra ca trái phiếu.

Chỉ trong vòng chưa đầy 18 tháng, từ 36.000 USD ban đầu, Nicolas Darvas đã thu về hơn 2 triệu USD.
Đó là vào đầu những năm 1950, khi con số hàng triệu USD đã là những tài sản khổng lồ. Tính ra tỉ suất lợi nhuận mà Nicolas Darvas đã đầu tư là 60 lần. Tất cả là nhờ kinh doanh chứng khoán.

Từ một người được coi là ngoại đạo, Nicolas Darvas đã được công nhận là một bậc thầy trong thế giới những nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Những nguyên lý kinh doanh chứng khoán mà Nicolas Darvas đã kỳ công thử nghiệm và đúc kết đến nay vẫn là những kiến thức và bài học quan trọng cho tất cả những ai muốn thử mình với thị trường chứng khoán.

Nicolas Darvas đã trở thành triệu phú từ tay trắng chỉ nhờ kinh doanh chứng khoán. Từ một anh vũ công chuyên đi nhảy múa minh hoạ trong các chương trình biểu diễn ông đã trở thành nhà đầu tư chứng khoán khét tiếng.

Nicolas Darvas không chỉ là nhà kinh doanh rất thành công với chứng khoán. Ông đam mê tột cùng với “trò chơi” cùng các loại cổ phiếu, trái phiếu. Và ông đã trở thành chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chứng khoán đầy ma lực mà cũng rất bí hiểm này.

Nicolas Darvas không chỉ có thành công. Ông cũng trải qua nhiều thất bại. Trong đó có cả những “quả đắng” lớn mà ông không bao giờ quên. Thế nhưng Nicolas Darvas dường như không bao giờ nản chí, không bỏ cuộc mỗi khi thất bại. Cứ mỗi lần như thế, Nicolas Darvas lại càng thêm quyết tâm tìm hiểu những qui luật của thị trường, những thói quen của nhà đầu tư chứng khoán. Tất cả những kinh nghiệm đó đã được Nicolas Darvas đúc kết và áp dụng rất thành công cho những phi vụ kinh doanh chứng khoán mới của mình.

Khi mới thành công trên thị trường chứng khoán, giới nhà nghề vẫn còn chưa biết đến ông. Đa số các nhà kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp và giới chuyên gia chứng khoán vẫn chưa hẳn tâm phục khẩu phục đối với một người “ngoại đạo” như Nicolas Darvas. Mặc dù rất ngạc nhiên và ghen tị bởi những “quả trúng đậm” của Nicolas Darvas, những phần lớn họ cho rằng Nicolas Darvas cực kỳ may mắn hay “số đỏ” gì đó.

Thậm chí, có kẻ ghen tị đến mức gọi Nicolas Darvas là “ma giáo” hay “phù thuỷ” trên thị trường chứng khoán. Chỉ đến khi Nicolas Darvas viết sách, công bố những kinh nghiệm, chiến lược kinh doanh của mình thì lúc đó mọi định kiến mới thay đổi.

Cuốn sách huyền thoại “Tôi đã kiếm 2 triệu USD trên thị trường chứng khoán như thế nào?” của Nicolas Darvas bán chạy như tôm tươi. Trong vòng hai tháng từ khi xuất bản, đã có hơn 200.000 cuốn sách được bán. Và Nicolas Darvas lại một lần nữa làm giàu từ những kinh nghiệm kinh doanh chứng khoán vô cùng quí giá của mình.

Nicolas Darvas được tôn vinh là nhà chiến lược gia trong đầu tư chứng khoán. Các kinh nghiệm bài học về kinh doanh chứng khoán được gọi là nguyên lý Darvas, phương pháp đầu tư Darvas hay các nguyên tắc kinh doanh chứng khoán Darvas.

Tất cả những kinh nghiệm này nay đã trở thành kinh điển và trở thành một trong những nội dung đào tạo và tham khảo không thể thiếu được cho những người muốn kinh doanh chứng khoán. Các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp không ai không biết đến nguyên lý hình hộp trong kinh doanh chứng khoán mà Nicolas Darvas là tác giả và áp dụng thành công.

Tình cờ biết đến chứng khoán

Nicolas Darvas sinh sống và thành danh tại Mỹ nhưng ông thực ra lại là người Hungari, đồng hương của Soros, tỉ phú chuyên kinh doanh và đầu cơ chứng khoán nổi tiếng thế giới những năm 1990. Nicolas Darvas sinh năm 1920 tại thành phố Budapest. Năm 1944, ông tốt nghiệp đại học kinh tế tại Đại học Tổng hợp Budapest.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nicolas Darvas sang định cư ở Mỹ với hai bàn tay trắng. Không tìm được việc, để kiếm sống, Nicolas Darvas đã chấp nhập đi nhảy thuê. Với biệt tài khiêu vũ khéo léo và thể hình lý tưởng, Nicolas Darvas đã được mời tham gia vào một nhóm khiêu vũ quốc tế. Nicolas Darvas trở thành một vũ công gần như chuyên nghiệp. Ông sống nhờ cát-sê đi nhảy múa, diễn tại các câu lạc bộ, nhà hát, vũ trường. Tấm bằng cử nhân kinh tế ngày nào coi như chẳng còn giá trị gì nữa. Và dường như Nicolas Darvas đã chấp nhận cuộc sống nhọc nhằn của một anh vũ công lãng tử chuyên đi lưu diễn ở khắp nơi nếu được mời.

Cho đến một ngày, rất tình cờ mà Nicolas Darvas đã đến với thế giới cổ phần, cổ phiếu. Số là, trong một lần đi diễn ở Canada, bên tổ chức đã không có tiền mặt trả cho nhóm vũ đạo. Họ chỉ có thể trả cho Nicolas Darvas và đồng nghiệp của ông 6.000 cổ phiếu của một công ty và nói rằng giá một cổ phiếu là 50 cent. Nicolas Darvas không biết gì về cổ phiếu lúc đó nhưng buộc phải nhận. Sau đó Nicolas Darvas coi như mình đã múa không công và gần như quên hẳn mớ cổ phiếu mà ông cũng chẳng nhớ là của công ty nào.

Chỉ đến một thời gian sau, đang lúc túng tiền, Nicolas Darvas mới nhớ đến số cổ phiếu đang nắm giữ. Hỏi ra, Nicolas Darvas mới biết đây là cổ phiếu của một công ty khai khoáng có tên là Brilund. Và điều Nicolas Darvas rất ngạc nhiên và bất ngờ khi được thông báo rằng mỗi cổ phiếu Brilund mà ông đang nắm giữ này đã có giá 1,9 USD.

Không chần chừ gì nữa, Nicolas Darvas bán tất ngay số cố phiếu mình có và thu về 11.400 USD. Đây là một số tiền rất lớn với Nicolas Darvas. Và ông đã kịp nhẩm ngay rằng chỉ có chưa đầy nửa năm giá trị cổ phiếu của mình đã tăng tới gần 4 lần, một con số chỉ nằm mơ mới có.

Kể từ đó, Nicolas Darvas đã bị cuốn hút bởi ma lực hấp dẫn của thị trường chứng khoán. Cuộc đời của ông cũng bắt đầu đổi thay từ đây.

Ăn, ngủ cùng với chứng khoán

Với số vốn có được từ phi vụ may mắn đầu tiên, Nicolas Darvas quyết tâm lao vào thị trường chứng khoán. Lúc bấy giờ ông mới tìm hiểu các thuật ngữ và khái niệm về chứng khoán. Vốn đã học về kinh tế nên Nicolas Darvas tìm hiểu rất nhanh. Càng tìm hiểu, Nicolas Darvas càng say mê với thị trường chứng khoán. Ông như ăn ngủ cùng với chứng khoán.

Hàng ngày, trên sàn chứng khoán và các quán cà phê gần đó người ta thấy xuất hiện một gã điển trai luôn đến sớm và la cà khắp nơi. Đó chính là Nicolas Darvas. Ông quyết tâm gia nhập làng chứng khoán, ông đã tìm cách tiếp xúc những nhà đầu tư có kinh nghiệm để mong học hỏi kinh nghiệm của họ. Nicolas Darvas rất hi vọng sẽ chóng học hỏi để tìm ra các bí quyết kinh doanh chứng khoán thành công cho mình.

Với các nhà đầu tư cá nhân nhỏ, thì Nicolas Darvas rồi cũng nhận ra họ không phải là các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Kiểu đầu tư theo phong trào và có tính “bầy đàn” của họ rất rõ. Nicolas Darvas quyết không theo kiểu đầu tư đó vì chỉ nghe nghóng theo tâm lí số đông chứ không hề dựa vào các chỉ số kỹ thuật, các phân tích tài chính của công ty.

Nicolas Darvas tính kế đầu tư theo lời khuyên của một số nhà đầu tư lớn, được coi là đại gia hay chuyên gia kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên, trên thực tế ông đã không thành công. Một thời gian ngắn cứ đầu tư theo lời khuyên của đại gia này hay chuyên gia kia, nhưng cuối cùng Nicolas Darvas thấy mình thường lỗ nhiều hơn được. Tuy nhiên, Nicolas Darvas xác định là thử nghiệm, ông đầu tư không nhiều và không tập trung nên thiệt hại chỉ là vài ba trăm USD mỗi tháng.

Nicolas Darvas đã sớm nhận thấy rằng bản thân lời khuyên của chính các bậc được coi là đại gia, là nhà đầu tư lớn này cũng rất khác nhau. Cùng một thời điểm, cùng một loại cổ phiếu nhưng người bảo mua, người bảo bán. Rất nhiều lời khuyên của các nhà đầu tư đi trước có thể là thiện chí.

Tuy nhiên, sau này khi đã trở thành bậc cao thủ trong làng chứng khoán, Nicolas Darvas cũng biết rằng các đại gia nhiều khi cũng có nhiều mẹo “chơi” nhau. Họ có thể xúi bán giá thấp để dìm giá và tranh thủ mua vào hoặc xúi mua giá cao để nâng giá nhằm bán được cổ phiếu của mình.

Những thất bại đầu tiên khi bắt đầu cuộc chơi chứng khoán thật sự đã giúp Nicolas Darvas có thêm những bài học quí giá. Mặc dù không còn coi việc kiếm tiền từ kinh doanh chứng khoán “dễ ợt” như khi ông mới bán được lô cổ phiếu Brilund với giá trị gần 12.000 USD nhưng Nicolas Darvas vẫn rất tin vào cơ hội của mình. Nicolas Darvas không hề nản chí và quyết tâm tự mình tìm ra các bí quyết để đầu tư chứng khoán.

Không quên những kiến thức cơ bản về kinh tế, Nicolas Darvas ngày ngày mua báo chí và bản tin chứng khoán chuyên ngành để tự phân tích tình hình chứng khoán. Ông cũng tìm đến các nhà môi giới chuyên nghiệp để học hỏi kiến thức. Các cuốn sách cơ bản về chứng khoán cũng được Nicolas Darvas tìm đọc và nghiên cứu. Về sau, Nicolas Darvas đã nói lại rằng, không kể những bản tin, bài báo hay tạp chí hàng ngày, ông đã đọc ngày, đọc đêm tới gần 200 cuốn sách viết về chứng khoán. Một con số khá lớn và đáng khâm phục.

Nicolas Darvas cho rằng mình là người ngoại đạo và để có thể nhập cuộc vào sân chơi chứng khoán hấp dẫn và cũng bí hiểm này thì cũng phải biết đến những luật chơi cùng tất cả các kinh nghiệm khác.

Thành công với phương pháp Darvas

Sự quyết tâm và khổ luyện học hỏi của Nicolas Darvas đã dần dần được đền đáp xứng đáng. Qua một số thất bại tuy không lớn nhưng lại là bài học kinh nghiệm rất có giá trị, qua những hệ thống phân tích và biểu đồ do ông tự thiết kế, Nicolas Darvas đã dường như có một sự chuẩn bị rất lớn cho một chiến dịch đánh lớn trên thị trường chứng khoán.

Nicolas Darvas phân tích cổ phiếu niêm yết thành những nhóm khác nhau, nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường và nhóm cổ phiếu ăn theo. Có những cổ phiếu tăng mạnh nhưng thất thường và nhất là không có ảnh hưởng nhiều đến các cổ phiếu khác. Có những cổ phiếu số lượng lớn, lại có tính thanh khoản cao nên có khả năng tác động rất lớn đến cổ phiếu nhiều ngành khác.

Một điểm mấu chốt mà Nicolas Darvas đã phát hiện là giá trị của một cổ phiếu không hoàn toàn phản ánh theo đúng các chỉ số tài chính như tỉ lệ P/E, tỉ lệ ROA… Mà quan trọng hơn là nhà đầu tư phải theo dõi diễn biến của chính cổ phiếu đó trên thị trường trong một khoảng thời gian nhất định.

Phương pháp đầu tư đó của Nicolas Darvas sau này đã được đặt theo tên ông là “phương pháp Darvas”. Cùng với đó Nicolas Darvas còn phát triển hàng loạt nguyên tắc kinh doanh chứng khoán mà ông cho rằng phải bắt buộc tuân thủ nếu muốn thành công.

Nicolas Darvas áp dụng thành công các nguyên tắc này và trở thành giàu có nhanh chóng. Ông không còn là anh vũ công nghèo khó chuyên đi nhảy thuê trong vũ trường mà trở thành nhà đầu tư khét tiếng. Nicolas Darvas đầu tư cùng lúc nhiều cổ phiếu khác nhau. Mỗi lần mua sau bán lại ông đều có lời. Khi ít là 5.000-7.000 USD. Khi nhiều lên tới cả gần trăm nghìn USD.

Từ 36.000 USD, Nicolas Darvas gia tăng tài sản của mình lên tới hơn 2 triệu USD. Và cứ thế trong vòng có vài năm, Nicolas Darvas đã trở thành triệu phú chỉ nhờ kinh doanh chứng khoán.

Những năm 1955-1960, Nicolas Darvas được coi là hiện tượng kỳ lạ trên thị trường chứng khoán. Báo chí lúc đó đã tốn không ít giấy mực để viết về ông. Bên cạnh phương pháp Darvas và các nguyên tắc đầu tư chứng khoán, Nicolas Darvas còn được biết nhiều trong giới nghiên cứu chứng khoán bởi nguyên lý hình hộp rất nổi tiếng cũng do ông phát minh.

Những kinh nghiệm và nguyên lí kinh doanh chứng khoán này của Nicolas Darvas cho đến nay vẫn được áp dụng trên thực tế và được dùng giảng dạy, giới thiệu về kinh doanh chứng khoán.
Admin (Theo http://www.vneconomy.com.vn

 

Đúng là thế giới đã thu nhỏ lại thành một cái làng. Nhấp chuột là tin tức hay vèo đến quê ta, với vận tốc ánh sáng. Tiền cũng bay vèo vèo ở thị trường chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, thể hiện qua bảng điện tử màu xanh (tăng giá), đỏ (giảm) và vàng (đứng giá). Những nhà đầu tư lớn nhỏ nườm nượp kéo vào các sàn giao dịch chứng khoán ở TP. Hồ Chí Minh. Ai cũng ôm những giấc mơ. Họ “đốt đuốc giữa ban ngày” để tìm câu trả lời cho ba câu hỏi cơ bản của thị trường chứng khoán:
Mua cổ phiếu nào đây?
Khi nào mua?
Khi nào bán?
Mọi Công ty cổ phần, tuân thủ và có đủ điều kiện theo Luật chứng khoán (có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 ở nước ta), đều có thể lên “sàn” giao dịch. Thường họ phải qua Công ty tư vấn chuyên nghiệp, để minh bạch hóa tình hình tài chính đã kiểm toán đúng luật, có bản cáo bạch cung cấp cho nhà đầu tư và thành công trong đợt bán cổ phiếu lần đầu tiên ra công chúng (IPO – Initial phublic offerings). Thí dụ, vốn điều lệ của Công ty A là 100 tỉ đồng, nếu quy ra 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 10.000 đồng thì khi khéo léo lên sàn, có thể bán với giá gấp 20 lần là 200.000đồng/một cổ phiếu. Tiền lời được chia từ Công ty phát hành cổ phiếu là cổ tức. Nhưng các tay kế toán cừ khôi đều có thể phù phép nâng cổ tức lên cao cho hấp dẫn. Mức cổ tức hiện nay thường ở khoảng 10 – 12%/năm, cao hơn lãi xuất tiết kiệm của Ngân hàng một chút.

Nếu anh Hai có vai vế trong Công ty quốc doanh và khi cổ phần hóa với hình thức cổ phần khép kín, nhờ định giá tài sản Công ty là con thỏ thay vì con voi là trọng lượng thực, và được chia cổ phiếu ưu đãi thì chỉ một thời gian sau, nếu ăn nên làm ra và có thời, rồi con thỏ trở lại thành con voi khổng lồ, cổ phiếu một tỉ có thể trở thành cổ phiếu trị giá 500 tỉ. Nhưng loại tài sản này thường có những ràng buộc gắt gao về mặt quản lý, mặt dư nợ, các khoản vay, lợi nhuận riêng, lợi nhuận chung và trách nhiệm.

IPO còn có một phương thức khác là đưa cổ phiếu ra thị trường thứ cấp bằng hình thức đấu giá (như Vinamilk đã làm ở Hội trường Thống Nhất ngày 17/02/2005 với giá khởi điểm 220.000đ và đạt giá trúng thầu bình quân 313.000đ/cổ phiếu).

Nhà đầu tư nước ngoài cũng được tham gia trong tỷ lệ sở hữu được Nhà nước quy định (gọi là room), thường tối đa 49% và hiện nay đang ở khoảng 30% trên thực tế.

Theo quy định hiện hành, giá cổ phiếu ở thị trường chứng khoán được tăng tối đa +5% trong mỗi kỳ giao dịch, được gọi là giá trần. Nếu giảm tối đa -5% thì gọi là giá sàn. Và giá tham chiếu là giá kết thúc phiên giao dịch hôm trước, để làm giá mở cứa cho phiên giao dịch hôm sau. Khung dao động giữa giá trần và giá sàn gọi là biên độ. Hiện thời biên độ ở thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh là +/- 5% ở Hà Nội là +/- 10% so với giá tham chiếu. Giá mau/bán cổ phiếu trong một phiên giao dịch nào đó thường không được ra ngoài biên độ đã quy định trừ một vài trường hợp ngoại lệ.

Chúng ta thường nghe VN – Index (sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh) và Eastc-indel (sàn Hà Nội). Đó là chỉ số thể hiện sự chênh lệch về giá của tổng số các cổ phiếu tăng giá với tổng số cổ phiếu giảm giá trên toàn sàn. Hiện nay chẳng hạn, nếu trong số 107 đơn vị lên sàn TP. Hồ Chí Minh có đa số là 65 loại cổ phiếu chẳng hạn, được mua bán với giá cao hơn hôm trước, thì kết thúc phiên giao dịch, chi số đã tăng lên.

Các biểu đồ (chart) là hàn thứ biểu mà dân “chơi’ chứng khoán nhìn vào có thể nóng sốt hay lạnh toát mình mẩy, có thể mừng vui hay lo lắng. Chính đó là nơi gặp gỡ với cả giá thật hoặc giá “còn ảo” trên thị trường tiền tệ thông qua sàn chứng khoán.

Tỉ lệ đầu tư trên lãi suất (P/E – Price lo Earning ratio) trong khu vực Đông Nam Á thường chỉ ở khoảng 8 – 15, nhưng ở nước ta hiện nay, đã lên tới mức bình quân là 43, đơn lẻ có trường hợp lên tới 328 (cố phiếu PVD), do chứng khoán Việt Nam rơi vào tình trạng quá nóng và vượt giá trị thật, bởi cầu đang lớn hơn cung. Việc này đã tạo ra một ‘hàm ếch” mà thị trường sẽ tự điều chinh bất cứ lúc nào. Và lúc ấy, kẻ thiệt thòi thường là nhà đầu tư cá nhân. Việc đánh giá P/E vừa là khoa học vừa là ma thuật, và nhiều người đã chơi chứng khoán theo cảm tính hoặc dựa một phần vào logic tùy hứng, thường đa dạng hóa danh mục đầu tư theo kiểu ‘không bỏ hết trứng vào một rổ’. Có thể nói: chứng khoán là tiền trồi sụt theo lâm lý người mua, ké bán. Khuynh hướng chứng khoán là “tiền’ cộng với tâm lý.

Cảnh bùng no cơn sốt săn lùng cổ phiếu. Họ hí hửng đặt cọc. Họ chơi chứng khoán như đánh bạc, và có lúc bỏ tiền cọc bỏ của chạy lấy người, khi bị ‘hố’ hay bị “tổ trác’. Số lượng tài khoản các nhà đầu tư chứng khoán, cũng là nhà đầu cơ theo nghĩa tương đối tốt, đã vượt quá 800.000. Hàng trăm “cò’ chứng khoán tung đủ thứ tin, làm như họ là tiên tri, là chủ tin tức nội gián, ca ngợi hoặc thêu dệt những kế hoạch kinh doanh mà đến vị Giám đốc của chính Công ty ấy cũng chưa hề biết đến.

Thiên hạ đổ xô đi học các khóa thị trường chứng khoán, tựa như phong trào nuôi chim cút hay ào ào gửi tiền cho nước hoa Thanh Hương ngày trước. Đã có gần 60 Công ty chứng khoán là thành viên của 2 sàn giao dịch. JP Morgan, Citgroup Globd Markets and Goldman Sachs đã nhảy vào. Không biết ông trùm khuynh đảo tài chính quốc tế George Soros sẽ ra đòn lúc nào đây

Hãy ngược dòng lịch sử sẽ rõ nguồn gốc thị trường chứng khoán: vào thế kỷ XI, ông Braudel ở Cairo (Ai Cập) đã tổ chức cho người Do Thái và người theo đạo Hồi mua bán vàng bạc đá quý bằng tín dụng, hùn hạp và có các phương thức thanh toán mới mẻ hơn ‘tiền trao, cháo múc’. Nước Pháp, ở thế kỷ XII đã tận dụng sự trợ giúp của nhà môi giới và ngân hàng để bán nông sản. Qua thế kỷ XIII, ông Van der Beurs quan sát cảnh giao hàng cồng kềnh, cực khổ, đã đề xuất hình thức ghi tín phiếu. Quảng trường ở khu chợ Bruegge (Bỉ) đã trở thành thị trường chứng khoán lộ thiên. Họ dựa vào tên ông và chữ bursa trong tiếng Latinh, có nghĩa là cái túi (đựng cổ phiếu), để đặt tên cho thị trường chứng khoán đầu tiên, mở cửa vào năm 1309 tại nhà ông Beurs gọi là hoerse (tiếng Đức), và hourse (tiếng Pháp).

Thị trường chứng khoán khó duy trì hoạt động lâu đài ở một cái làng Bruegge, lớn hơn Chắc Cà Đao hay Mù Căng Chải chút xíu. Nó đã phát triển từ Antwerpen, Amsterdam, Paris, London, Frankfurt am Main, Warsaw, rồi trở thành khổng lồ ở New York, Tokyo, Hongkong… và đến đầu thế kỷ XXI như một tất yếu, đã đến Việt Nam. Trong một tương lai gần, NYSE của New York và thị trường chứng khoán Tokyo sẽ liên minh để làm trùm chứng khoán thế giới.

Người Pháp rất có lý khi gọi chứng khoán là giá trị động sản, đối ngược với bất động sản là các loại nhà đất, ruộng, ao… Chứng khoán tạo nên vốn lưu động, vốn đầu tư giá rẻ cho doanh nghiệp niêm yết, vốn hóa thị trường, tăng minh bạch hóa, giảm phí chuyển nhượng vốn và cố gắng bảo vệ nhà đầu tư (vừa là nhà đầu cơ ngắn hạn hoặc lâu dài)… ở mức có thể. Thật ra, thị trường chứng khoán ở mức phát triển cao thì không chỉ dừng lại ở co phiếu và trái phiếu như ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, mà còn bao gồm ngoại tệ, hàng hóa, nguyên liệu, dịch vụ tài chính như mua bán kỳ hạn nhờ tham gia bán trước, phòng tránh rủi ro, chứng từ có giá, trao đổi… và chủ yếu ở thị trường chính thức tại sàn giao dịch. Sàn phi tập trung (OTC) thì thông qua máy vi tính nối mạng giữa các thành viên của thị trường chứng khoán và chủ yếu mua bán cổ phiếu các Công ty vừa và nhỏ.

Vì thế, giá cà phê, tiêu, kim loại màu… sẽ dựa vào thị trường chứng khoán London, còn thịt heo, bông vải… thì Chicago, chẳng hạn.

Kostolany đã nói rất dễ hiểu: ‘Anh có nhiều tiền, có the đầu cơ. Có ít tiền, anh đừng nên đầu cơ gì cả. Và nếu anh không có tiền thì phải “đầu cơ thôi, ai muốn ăn ngon: mua cổ phiếu, ai muốn ngủ ngon: mua trái phiếu và tiền của anh chẳng bao giờ mất, nó chỉ chạy qua túi những kẻ khác’.

Tuy nhiên, đừng có chơi chứng khoán xả láng hay vay mượn để chơi. Chứng khoán được cầm cố đang đạt 3% tổng dư nợ của các ngân hàng Việt Nam và như thế là cao lắm rồi. Chơi thì chơi, nhưng nhà đầu tư nhỏ thì rất cần mở hai mắt thật to để tránh một số nguy cơ tiềm ẩn như sau:

Cân nhắc kỹ trước khi chơi vì đã khớp lệnh và đã mua rồi, thì phải thường xuyên theo dõi báo chí và Internet, để canh chừng xem lúc nào bán được, trên thị trường chính thức. Nên tránh thị trường OTC hay thị trường ngoài luồng (kiểu sanotc hay chungkhoanotc) vì thiếu hành lang pháp lý đầy đủ cho những cách chơi này.

Đề phòng thú thuật tung hỏa mù bằng đặt lệnh, động tác giả của nhóm đầu cơ đại gia lũng đoạn tài chính, có đủ ma thuật để làm mờ mắt nhà đầu tư cá nhân thường nghiêng về cảm tính và chạy theo tâm lý đám đông. Kỹ thuật mua bán kiểu “rải đinh’, đánh trống bỏ dùi tung tin đồn thất thiệt, tin nội gián dỏm…

Có cổ phiếu bị kích giá lên khá cao trước khi niêm yết, song đến thời kỳ giao dịch chính thức sẽ bị điều chỉnh giá xuống, làm không ít nhà đầu tư mất khá bộn tiền.

Cẩn trọng với các kênh đầu tư thời thượng, kể cả việc lăng xê các cổ phiếu hàng hiệu nổi tiếng, theo dõi sát sao khi có tăng trưởng nóng, hoặc biến động nhạy cảm, hoặc khi Nhà nước áp dụng các biện pháp thanh tra, tăng cường giám sát.

Nhà đầu tư bi quan, bán tống bán tháo cổ phiếu, làm giá tụt xuống nhanh quá mức và do đó không phản ánh đúng thực trạng của các Công ty niêm yết. Nếu tình trạng tụt giá xảy ra đồng loạt ở nhiều blue chip chẳng hạn, thị trường chứng khoán có thể sụp đổ. Dĩ nhiên, lúc phất cao hay rơi dài đều có ẩn chứa cơ hội.

Không chơi chứng khoán theo kiểu đánh bạc vì thời cơ không phải lúc nào cũng nằm ở dạng đầu lư ngắn hạn.

Việc chọn Công ty quản lý chứng khoán rất quan trọng, nhất là chất lượng của các phân tích kỹ thuật: tính toán lãi suất, chỉ số tài chính, các hệ số về cơ cấu vốn, các hệ số về khả năng sinh lời.

Thủ thuật đấu giá ngày càng tinh vi, thậm chí nham hiểm.

Thông tin dùng nửa chừng. Thế là tin sai hoàn toàn, chứ thiếu một nứa sự thật là một trăm phần giả dối. Đánh giá sai một tin dùng hay đánh giá đúng một tin sai, đều đặn đến sai lầm.

Hệ số P/E hiện tại có thể mê hoặc hay đánh lừa nhà đầu tư. Điều quan trọng thật sự là hệ số P/E của thì tương lai. Logic của thị trường chứng khoán là logic tầm nhìn.

Cẩn trọng trước kỹ xảo bán cổ phiếu với giá tạo tâm lý hưng phấn. Nhiều tay mơ sẽ vào rọ và ngày thua liểng xiểng không xa.Mua cổ phiếu phải rõ ai sẽ nhận cổ tức trong năm tài chính lúc mua.

Xin lưu ý việc sắp đánh thuế thu nhập từ chứng khoán. Nếu lọt vào bảng công bố 100 người giàu nhất Việt Nam, thì phúc và họa có khi chỉ cách nhau một gang tay.

Cảnh giác chẳng bao giờ thừa, đối với các doanh nghiệp phát triển kiến bong bóng, thùng rỗng kêu to.

Giới đầu tư tài chính quốc tế thông qua đầu tư gián tiếp để ‘đánh nhanh thắng nhanh, rút gọn’, và khi thị trường nổ tung thì họ đã thu lợi lớn còn những ai gánh hậu quả thì “cuốn theo chiều gió’.

Trên đây là mấy nét chấm phá về thị trường chứng khoán ở nước ta, là ABC của mảng kinh doanh đặc biệt này, là nhập môn của nhập môn, mang màu xám của lý trí. Nhưng thị trường chứng khoán của nền kinh tế mới nổi còn chứa nhiều đặc trưng chưa hiểu hết được. Thắng thua nóng lạnh của chứng khoán còn tuỳ thuộc nhiều yếu tố, có thể gộp chung và gọi là thời tiết chứng khoán.

Tinh thần mạo hiểm của nhà đầu tư cũng là yếu tố thành công hoặc nguyên nhân thất bại. Chẳng mấy ai có điều kiện và linh cảm minh triết như Bechtolsheim, khi nghe hai nhà sáng lập trẻ tuổi của Google trình bày ý tưởng kinh doanh xong, ký tặng ngay một tấm séc 100.000 USD để mua máy tính, rồi phóng xe bỏ đi. Sau này, khi Google phất lên, hiệu quả đầu tư ấy đã củng cố danh hiệu “thiên thần thung lũng Silieon’ của ông. Vì ông linh cảm và nhận định như kiểu chơi chứng khoán: ‘Tôi nghĩ rằng Google sẽ được nhiều người ưa dùng và Google sẽ hái ra tiền.’ Sequoia Capital bỏ ra 2 triệu USD để làm IPO cho Yahoo, và thu lãi 32 triệu. Ấy là chuyện của đầu tư mạo hiểm, rất gần với chứng khoán.

Trên thị trường chứng khoán, cảnh “mèo mù vớ cá rán’ thường hay xảy ra. Không nhất thiết phải đọc bài này mới khoái hay sợ chứng khoán. Có thể giấc mơ của người này, khi biến thành hiện thực, là ác mộng của người khác. Có thể suy tính rất kỹ, rất khoa học mà vẫn chuốc thất bại đắng cay, như lần rơi đài của blue chip ngành công nghệ thông tin ở miền Tây nước Mỹ, làm bốc hơi 90% trị giá chứng khoán đầu tư, sự chao đảo và sập sàn ở Đông Nam Á vào năm 1997 mới đây. Xa hơn nữa là thảm họa sụp đổ sàn chứng khoán New York, dẫn đến đại suy thoái toàn cầu vào ngày thứ hai đen tối 28/10/1929. Thị trường chứng khoán là một thị trường đầy giấc mơ và ác mộng?

Những trang cung cấp giá cả, chỉ số nóng hổi nhất:
+ http://www.ssc.gov.vn
+ http://www.vse.org.vn/ 
+www.vietstock.com.vn

  • Theo Thể thao & văn hóa đàn ông
  • Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, có doanh nghiệp đã “thổi” được cổ phiếu của mình từ 10.000 đồng lên 30.000 đồng. Cách phù phép của doanh nghiệp này rất bài bản.

    Đó là một đơn vị thuộc tổng công ty trong ngành xây dựng, đã cổ phần hóa được gần bốn năm. Khi cổ phần hoá, cán bộ, nhân viên công ty buộc phải mua cổ phần vì sợ mất việc. Vận động mãi nhưng công ty cũng không bán hết được số 49% cổ phần mà doanh nghiệp đã lên kế hoạch bán cho cán bộ, công nhân. Phần còn ế lại trị giá đến trên 5 tỷ đồng. Cho đến tận cuối tháng 11/2006, hơn 5 tỷ đồng vẫn nằm im trong sổ sách tài chính của doanh nghiệp. Cách đây vài tháng, nhiều nhân viên vớt vát, bán cổ phần của mình với giá 8.000 đồng/cổ phiếu, trong khi mua của công ty với giá 10.000 đồng. Nhưng đùng một cái, trong vòng chưa đầy 30 ngày, doanh nghiệp này đã “thổi” cổ phiếu của mình lên tới 3 lần mệnh giá. Họ đã làm như thế nào?

    Cuối tháng 11/2006, những người đứng đầu doanh nghiệp úp úp mở mở sẽ tham gia góp vốn xây dựng thủy điện, rồi công ty sẽ lên sàn. Đây là những thông tin rất có ý nghĩa đối với cổ phiếu của doanh nghiệp này, vì hiện tại giá cổ phiếu của các công ty cổ phần điện ít nhất là gấp 2-3 mệnh giá ban đầu. Còn các đơn vị khác trong cùng tổng công ty, khi lên sàn chứng khoán, giá trị của cổ phiếu tăng 7-8 lần so với mệnh giá.

    Để các nhà đầu tư tin tưởng hơn, người ta bày ra cách phân chia quyền lợi được mua số cổ phần còn ế. Nếu để một cục, hơn 5 tỷ đồng là lớn nhưng nó sẽ chẳng thấm tháp gì khi chia đều cho hàng trăm lao động đang làm việc tại công ty. Thông tin chỉ có lãnh đạo công ty mới được ưu tiên mua nốt số cổ phần còn lại được cán bộ, nhân viên công ty tung ra ngoài.

    Bằng những thủ thuật trên, trong vòng chưa đầy hai tuần, hơn 5 tỷ đồng cổ phần ế gần bốn năm trời đã bán hết sạch. Không chỉ bán hết, cổ phiếu của công ty này còn lên chóng mặt. Trong khoảng một tháng, từ 10.000 đồng/cổ phiếu lên 30.000 đồng/cổ phiếu. Người ta mua không cần biết tình hình thực tế kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào, chỉ người nọ truyền tai người kia. Hỏi một người vừa mua 1.000 cổ phiếu của đơn vị này về báo cáo tài chính của doanh nghiệp, chị cho biết: “Mua được là may rồi, mình đưa tiền cho họ rồi họ viết mấy chữ cho mình là xong chứ làm gì có báo cáo”.

    Dự án mà doanh nghiệp dự định góp vốn tham gia xây dựng, đến thời điểm này vẫn chỉ tồn tại ở miệng các “sếp”. Giám đốc một công ty nằm trong cùng tổng công ty với doanh nghiệp trên cho hay, đúng là cách Tết Nguyên đán khoảng 1 tháng, công ty đó có xin với tổng công ty để được góp vốn với một số doanh nghiệp khác xây dựng thủy điện, nhưng mới đây tổng công ty không đồng ý. Còn chuyện lên sàn chứng khoán thì chỉ có trưởng phòng kế toán tài chính và giám đốc công ty mới rành.

    Năm 2006, công ty thông báo lãi 5 tỷ đồng(vốn điều lệ 150 tỷ đồng) nhưng cơ quan kiểm toán chỉ công nhận có một nửa số đó. Lương cán bộ, nhân viên của công ty đã 2-3 năm nay chẳng có gì thay đổi, lương tháng sau mới trả cho tháng trước.

    Hiện nay, hiện tượng các doanh nghiệp thổi giá cổ phiếu không phải ít. Một trường hợp khác, giám đốc một công ty trong tổng A, tỏ nhã ý giúp đỡ những người bạn thân thiết: “Chỗ mình còn một ít cổ phiếu chưa bán hết, đợt này mọi người tranh giành nhau mua nhưng tớ sẽ ưu tiên cho cậu vài chục triệu. Tôi cũng sẽ góp vốn xây dựng thủy điện. Ông tin tôi đi, từ nay đến giữa năm 2007, tôi sẽ thổi 20 triệu của ông lên thành 60-70 triệu”.

    (Theo Thanh Niên)